Nổ máy lên, vì đời là những chuyến đi dài, những giấc mơ dài !

Showing posts with label Ký ức chiến tranh. Show all posts
Showing posts with label Ký ức chiến tranh. Show all posts

Giao lưu ĐỒ BAO CẤP và KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH

Sưu tầm ĐỒ BAO CẤP và KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH là một trong những thú vui thu hút rất nhiều người Việt Nam quan tâm, không chỉ những người đã đi qua thời Bao cấp hay thời chiến mới hiểu được và thích những thứ đồ cũ đó, mà cả giới trẻ ngày nay cũng đang rất chú ý về những thú vui này. Đó là nhu cầu được tìm hiểu và giữ gìn giá trị lịch sử của Việt Nam ta.

do bao cap

"DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"

Đó là lý do chúng tôi tổ chức một buổi giao lưu, chia sẻ với chủ đề:

ĐỒ BAO CẤP VÀ KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH 


MỤC TIÊU:

Hiểu được lịch sử và giá trị VĂN HÓA các sản phẩm sử dụng trong đời sống của nhân dân giai đoạn lịch sử từ sau 1954 đến hết thời kỳ bao cấp.
- Hiểu được giá trị lịch sử các vật dụng và trang bị của người lính khi tham gia một trận chiến.
- Quyên góp ủng hộ quĩ cho chương trình từ thiện vùng cao của tổ chức Nhà Ấm.

NỘI DUNG:

- Tham gia trưng bày và thăm quan các sản phẩm được sử dụng trong đời sống nhân dân có liên quan đến lịch sử VN giai đoạn.
- Trưng bày và giao lưu các sản phẩm, vật dụng, kỷ vật của người lính tham gia chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả 2 chiến tuyến.
- Giao lưu và bán đấu giá các hiện vật được sưu tầm, có giá trị lịch sử và văn hóa giữa các thành viên và cá nhân tham gia giao lưu.

THỜI GIAN:

- Thời gian chính thức: 9H00, Ngày 07/12/2014 (chủ nhật tuần này)

ĐỊA ĐIỂM:

- Cafe Nhà Ấm, số 2 ngõ 45 Hào Nam, Hà Nội.
(Cạnh Nhạc Viện Hà Nội)

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
(Các bạn có thể đăng ký tham gia trưng bày đồ và giao lưu đồ theo hotline trên trước ngày 07/12/2014)

PHỤ LỤC:

1. Sự kiện đăng tải trên Facebook tại: https://www.facebook.com/events/689707277808834
2. Sản phẩm đấu giá tại: (cập nhật sau)

"Kẻ phản bội" nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

SR-71 là máy bay trinh sát tầm cao từng có tốc độ nhanh nhất thế giới… Ngoài việc thoát khỏi tên lửa Việt Nam thì SR-71 hầu như chẳng giúp ích gì cho Mỹ.

vietnam war

SR-71 có xuất phát điểm là thiết kế máy bay 2 người lái này do hãng Lockheed chế tạo. Mẫu đầu tiên mang ký hiệu A-11, bay thử lần đầu vào ngày 26/4/1962, sau đó chuyển thành máy bay đánh chặn YF-12A mang 4 tên lửa đối không AIM-47 có đầu đạn hạt nhân.

Năm 1964, mẫu trinh sát cơ chính thức được đổi sang mã hiệu SR-71, có các biến thể SR-71A, SR-71B, SR-71C, dài 32,74m, sải cánh 16,95m, trọng lượng cất cánh lớn nhất 77,1 tấn. Máy bay không có vũ khí, được trang bị khí tài trinh sát quang học, điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường tầm xa, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích rộng 260.000km2.

Đây là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất của Không quân Mỹ vào thời kỳ đó và cho tận đến bây giờ: tốc độ tối đa 3.717 km/h (tức là 1.032 m/s), trần bay 30.500 m (trung bình 24.000 m), tầm bay 4.800 km.

Máy bay có 2 động cơ phản lực J58 với sức đẩy cực lớn 14.740 kg mỗi chiếc (gần gấp đôi sức đẩy động cơ của F-4 là 8.120 kg). Thời gian bay qua vùng trời Bắc Việ Nam chỉ hết 8-12 phút. Mỹ đã sản xuất tất cả 32 chiếc loại này. Trong quá trình sử dụng bị trục trặc kỹ thuật rơi 12 chiếc.

Đưa vào sử dụng từ 1964, trong 25 năm hoạt động, SR-71 đã thực hiện 3.551 phi vụ qua vùng trời Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, khu vực biên giới Liên Xô…và đã bị khoảng 100 quả tên lửa phòng không các loại công kích nhưng hầu hết đều nổ… phía sau máy bay.

chien tranh viet nam

Đầu những năm 1980, Liên Xô chế tạo ra loại tiêm kích đánh chặn MiG-31 có tính năng tương đương (mang tên lửa không đối không tầm xa) để đối phó với SR-71 và đã ngăn chặn được sự đột nhập của nó vào lãnh thổ Liên Xô. Tuy chưa bắn hạ được loại này vì chỉ vừa thấy MiG-31 xuất hiện thì SR-71 đã “nhanh chân” chuồn ngay.

Ngày nay, nhiều loại tên lửa phòng không tầm xa và tầng cao hiện đại của Liên Xô như SA-5, SA-10 và SA-12… đủ khả năng bắn hạ mọi loại mục tiêu nên SR-71 không dám tung hoành như trước nữa. Từ đầu 1990, SR-71 bị loại khỏi trang bị nhưng đến năm 1995 lại được phục hồi và cải tiến để sử dụng tiếp sang thế kỷ 21.

Máy bay duy nhất thoát khỏi lưới lửa

Trở lại chiến trường Việt Nam những năm 1960-1970, từ 1967, Không quân Mỹ quyết định sử dụng SR-71 ở Việt Nam do các loại máy bay trinh sát khác bị tổn thất nhiều và không đấp ứng đủ nhu cầu tình báo.

Ngày 31-7-1967 đánh dấu lần đầu tiên SR-71 trinh sát Hà Nội và sau đó thường xuyên bay qua vùng trời miền Bắc. Ngày 17-9-1967, lần đầu tiên kíp trắc thủ rađa P-35 và đài đo cao PRV-11 của đại đội 45 ở trận địa An Khánh đã phát hiện được SR-71 xâm nhập. Đây là chiến công của bộ đội radar góp phần quan trọng cho việc đối phó có hiệu quả và hạn chế tác dụng của SR-71.

viet nam

Thời kỳ này, Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu đánh SR-71 và cuối tháng 11-1967, có trận đã tập trung 5 tiểu đoàn tên lửa và phóng lên 6 quả đạn nhưng không diệt được. Lý do là vì ta chỉ có 1 loại tên lửa SAM-2 với tính năng chiến - kỹ thuật hạn chế. Trong khi SR-71 bay với tốc độ 900-1.000 m/s ở độ cao rất lớn thì tên lửa của ta có tốc độ thấp hơn nên không thể đuổi kịp mục tiêu…

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam (1965-1973), quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay phản lực gồm 40 kiểu loại, duy nhất chỉ có 1 loại không bị bắn rơi trong cuộc chiến: đó là SR-71.

Sau này, ta không chủ trương đánh loại máy bay trinh sát này nữa cho khỏi tốn đạn mà tập trung đối phó với các loại chiến đấu cơ khác sẽ xuất hiện sau khi SR-71 bay qua.

Kẻ chỉ điểm

Tuy nhiên, chính đường bay của SR-71 mà ta theo dõi được đã “tố cáo” hướng tấn công và khu vực sẽ đánh phá của các loại máy bay cường kích và ném bom. Cùng với các nguồn tin tình báo khác, bộ đội ta đã mưu trí điều chỉnh đội hình chiến đấu và tăng cường lực lượng khi cần thiết ở những khu vực trọng điểm để kịp thời giáng trả đòn tập kích của địch.

Dù SR-71 “nhanh chân” thoát được sự trừng phạt của bộ đội phòng không nhưng tất cả các loại máy bay khác của Mỹ đều không thể thoát được lưới lửa đã chờ sẵn của quân và dân Việt Nam.

Đầu tháng 10-1967 ta đã phát hiện 27 lần tốp máy bay trinh sát SR-71 cùng các “đàn em” khác như RF-4, RF-101, 147-J bay qua Hà Nội và đặc biệt lưu ý tới đường bay của 10 lần qua cầu Long Biên, 4 lần qua sân bay Nội Bài và 3 lần qua cầu Đuống.

chien tranh viet nam

Phán đoán được ý đồ đánh lớn của Không quân Mỹ qua hiện tượng này, ta đã nhanh chóng tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội với 8 trung đoàn cao xạ (riêng pháo cao xạ 57mm bảo vệ cầu Long Biên được tăng từ 11 lên 17 đại đội…), 22 tiểu đoàn tên lửa và 3 trung đoàn không quân tiêm kích cùng hàng trăm đơn vị dân quân, tự vệ bắn máy bay bằng súng bộ binh.

“Giờ G”, Mỹ tập trung gần 500 máy bay chiến thuật từ căn cứ ở Thái lan và 3 tàu sân bay, từ ngày 24 đến 28-10-1967 liên tục đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội với 1.230 phi vụ. Đây là đợt huy động lớn nhất không quân chiến thuật của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. Kết quả, số máy bay bị bắn rơi cũng nhiều nhất: 45 chiếc trong 5 ngày với hàng chục phi công bị chết và bị bắt.

Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) chỉ riêng bộ đội cao xạ, tên lửa và không quân tiêm kích của Quân chủng Phòng không – Không quân đã bắn rơi 1.331 máy bay chiến đấu phản lực các loại (chưa kể thành tích của lực lượng phòng không địa phương và dân quân, tự vệ)…

Như vậy, SR-71 “bay nhanh nhất thế giới” cũng không giúp ích gì hơn được cho Không quân Mỹ để tránh những thiệt hại nặng nề mà họ phải gánh chịu khi mang bom đạn bay vào bầu trời Việt Nam.
Sưu tầm

Vietnam war

chien tranh viet nam
In this Jan. 1, 1966 file photo, women and children crouch in a muddy canal as they take cover from intense Viet Cong fire at Bao Trai, about 20 miles west of Saigon, Vietnam. AP / Horst Faas

Chiến tranh Việt Nam (Vietnam war) bắt đầu từ những năm 1954 đến hết tháng 4 năm 1975 mới kết thúc. Đã hơn 39 năm trôi qua, nhưng những dấu ấn của nó để lại thực sự sâu trong lòng người Việt nói riêng (bao gồm cả bên thắng cuộc Việt Nam và thua cuộc Viet nam Cong hoa), những quân nhân Mỹ và toàn thể bạn bè anh em thế giới nói chung. Chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam là một cuộc chiến tranh tốn kém đứng top 3 những cuộc chiến tranh tốn kém nhất về kinh tế trong lịch sử. Người Mỹ dồn toàn bộ tâm huyết cho cuộc chiến nhằm thôn tính và chiếm dữ toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm không chỉ của Châu Á này.

Tuy nhiên, tổn thất kinh tế lại là chủ đề ít được bàn đến ở đây, mà những tổn thất về con người và tinh thần thì vẫn mãi còn đó, đeo đuổi những con người còn sống lại, mới là điều đáng được bàn nhiều nhất.

Dưới đây là những tấm hình ghi lại những giây phút như nói lên phần nào tính khốc liệt của cuộc chiến này.

vietnam war
In this April 1969 file photo, a South Vietnamese woman mourns over the body of her husband, found with 47 others in a mass grave near Hue, Vietnam. AP / Horst Faas

vietnam war
Lính Mỹ hành quân qua những cánh đồng đầy lúa chín

vietnam
Một người Viet nam cong hoa cũng bị nghi ngờ là Cộng Sản và sử bắn

vietnam war
Những cuộc hành quân càn quét lớn của Mỹ

tham sat my lai
In this June 8, 1972 file photo, 9-year-old Kim Phuc, center, runs down Route 1 near Trang Bang, Vietnam after an aerial napalm attack. AP / Nick Ut

vietnam war
In Sept. 25, 1965 file photo, para troopers of the U.S. 2nd Battalion, 173rd Airborne Brigade hold their automatic weapons above water as they cross a river in the rain during a search for Viet Cong positions in the jungle area of Ben Cat, South Viet nam. The war ended on April 30, 1975, with the fall of Saigon, now known as Ho Chi Minh City, to communist troops from the north. AP / Henri Huet
vietnam war
Left - In this June 17, 1967 file photo, medic James E. Callahan of Pittsfield, Mass., treats a U.S. infantryman who suffered a head wound when a Viet Cong bullet pierced his helmet during a three-hour battle in war zone D, about 50 miles northeast of Saigon. AP / Henri Huet

Right - In this January 1966 file photo, First Cavalry Division medic Thomas Cole, from Richmond, Va., looks up with one uncovered eye as he treats a wounded Staff Sgt. Harrison Pell during a firefight in the Central Highlands in Vietnam, between U.S. troops and a combined North Vietnamese and Vietcong force. AP / Henri Huet

vietnam war
In this 1966 file photo, Pfc. Lacey Skinner of Birmingham, Ala., crawls through the mud of a rice paddy avoiding heavy Viet Cong fire near An Thi in South Vietnam, as troops of the U.S. 1st Cavalry Division fight a fierce 24-hour battle along the central coast. AP / Henri Huet

vietnam war
In this June 11, 1963 file photo, Quang Duc, a Buddhist monk, burns himself to death on a Saigon street to protest alleged persecution of Buddhists by the South Vietnamese government. The war ended on April 30, 1975, with the fall of Saigon, now known as Ho Chi Minh City, to communist troops from the north. AP / Malcolm Brown

vietnam war
In this March 1965 file photo, hovering U.S. Army helicopters pour machine gun fire into a tree line to cover the advance of South Vietnamese ground troops in an attack on a Viet Cong camp 18 miles north of Tay Ninh, northwest of Saigon near the Cambodian border, in Vietnam. AP / Horst Faas

In this March 19, 1964 file photo, a father holds the body of his child as South Vietnamese Army Rangers look down from their armored vehicle near the Cambodian border in Vietnam. AP / Horst Faas

vietnam war
In this 1966 file photo, U.S. Army helicopters providing support for U.S. ground troops fly into a staging area fifty miles northeast of Saigon, Vietnam. AP / Henri Huet

vietnam war
In this Sept. 21, 1966 file photo, U.S. Marines emerge from their muddy foxholes at sunrise after a third night of fighting against continued attacks of north Vietnamese 324 B division troops during the Vietnam War. AP / Henri Huet

vietnam war
In this June 15, 1967 file photo, American infantrymen crowd into a mud-filled bomb crater and look up at tall jungle trees seeking out Viet Cong snipers firing at them during a battle in Phuoc Vinh, north-Northeast of Saigon in Vietnam's War Zone D. AP / Henri Huet

viet nam cong hoa
Left - In this June 18, 1965 file photo, an unidentified U.S. Army soldier wears a hand lettered "War Is Hell" slogan on his helmet, in Vietnam. AP / Horst Faas

Right - In this Jan. 9, 1964 file photo, a South Vietnamese soldier uses the end of a dagger to beat a farmer for allegedly supplying government troops with inaccurate information about the movement of Viet Cong guerrillas in a village west of Saigon, Vietnam. AP / Horst Faas

In this Feb. 1, 1968 file photo, South Vietnamese Gen. Nguyen Ngoc Loan, chief of the national police, fires his pistol into the head of suspected Viet Cong officer Nguyen Van Lem, also known as Bay Lop, on a Saigon street, early in the Tet Offensive. AP / Eddie Adam

vietnam war
This May 1970 file photo shows demonstrators showing their sign of protest as ROTC cadets parade at Ohio State University during a ceremony in Columbus, Ohio during the Vietnam War. Denied a graduation ceremony because of student unrest in 1970, graduates of several universities are finally getting a commencement in special ceremonies this spring. AP / file

Vietnam war
Left - In this 1966 file photo, the body of an American paratrooper killed in action in the jungle near the Cambodian border is raised up to an evacuation helicopter in War Zone C, Vietnam. AP / Henri Huet
Right - In this April 29, 1975 file photo, people try to scale the 14-foot wall of the U.S. Embassy in Saigon, trying to reach evacuation helicopters, as the last of the Americans depart from Vietnam. AP / Neal Ulevic

Vietnam war
In this April 30, 1975 file photo, a North Vietnamese tank rolls through the gate of the Presidential Palace in Saigon, signifying the fall of South Vietnam. AP / file
Khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào cửa ngõ Dinh Độc lập, đánh dấu ấn lớn kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ cũng như cuộc nội chiến lớn trong đất nước Việt Nam, thì cũng là lúc cố vấn quân sự Mỹ và những nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa lũ lượt bỏ trốn

Vietnam war
In this April 29, 1975 file photo, U.S. Navy personnel aboard the USS Blue Ridge push a helicopter into the sea off the coast of Vietnam in order to make room for more evacuation flights from Saigon. AP / file

Vietnam war
Dù là người ở lại hay ra đi, thì cũng đều mang những thất vọng lớn lao và nỗi buồn chia li

In this April 29, 1975 file photo, a South Vietnamese mother and her three children are shown on the deck of an amphibious command ship being plucked out of Saigon by U.S. Marine helicopters in Vietnam. AP / file

Vietnam war
In this March 17, 1973 file photo, released prisoner of war Lt. Col. Robert L. Stirm is greeted by his family at Travis Air Force Base in Fairfield, Calif., as he returns home from the Vietnam War. AP / Sal Vedes

Và chính người Mỹ cũng như người Vietnam, không ai muốn chiến tranh, không ai muốn chia li cả, đó là thông điệp Hòa bình mang lại

Dao găm đồ tể của đặc nhiệm SEAL Mỹ và tội ác tại Việt Nam

dao gam ka-bar

Trong chiến tranh Việt Nam (Vietnam war), dao găm KA-BAR được mệnh danh là con dao đồ tể, đã gây ra những vụ thảm sát man rợ cho nhân dân miền Nam.

Trong các trang bị cá nhân của lính Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam, dao găm KA-BAR là một trong những loại vũ khí thông dụng nhất. Những con dao này vẫn được lính Mỹ ưa thích cho tận tới ngày nay, cũng chính những con dao này đã gây ra những vụ thảm sát man rợ cho người dân Việt Nam.

Chất lượng tuyệt hảo

KA-BAR là tên gọi của con dao chiến đấu do hãng KA-BAR Knives Inc sản xuất. Cái tên KA-Bar lần đầu tiên được khắc lên thân dao vào năm 1923, do một thợ săn kiến nghị sau khi dùng dao giết chết một con gấu. Kí tự KA-BAR viết tắt của Kill A Bear - Giết một con gấu. Sau khi tham gia Thế chiến II, các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ nhận được phàn nàn của các binh sĩ về việc dao từ Thế chiến I không còn dùng được. Quân đội Mỹ tiến hành lựa chọn mẫu dao mới. Đã có 4 hãng dao gửi thiết kế đến quân đội, cuối cùng mẫu dao KA-BAR đã được chọn.

Vào tháng 11/1942, lần đầu tiên dao chiến đấu 1219C2 được Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng và sau đó được Hải quân Mỹ chính thức lựa chọn là dao chiến đấu trong trang bị cá nhân của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

KA-BAR phiên bản Lục quân và Hải quân được sản xuất tương tự như của Thủy quân lục chiến. Chúng chỉ khác nhau các chữ và kí hiệu được khắc trên cán dao và vỏ dao.

Dao chiến đấu đa năng KAR-BAR dài 30,16 cm, phần lưỡi dài 18 cm, nặng 0,56 kg, được làm bằng thép cacbon 1095, có rãnh dọc lưỡi dao. Rãnh này sẽ khiến đối phương bị hạ gục nhanh chóng vì bị mất máu. Phần chuôi dài 12.7cm được làm từ da ép, những miếng da được cắt hình tròn đồng xu sau đó được ép lại. Cùng với đó là các biện pháp xử lý hóa chất để có thể chống lại ảnh hưởng của nấm mốc. Hiện nay, thân dao được phun một lớp sơn mỏng màu đen để làm giảm phản xạ ánh sáng cũng như chống ăn mòn bởi nước biển.

dao gam
Dao găm Ka-bar của Thủy quân lục chiến Mỹ

Thép crom-vanadi 1095 được sử dụng để làm phần rìa lưỡi dao có độ cứng tới 56-58 HRC, trong khi đó, phần thân lưỡi dao được làm bằng thép cacbon kết cấu 1095. Điều này nhằm đảm bảo độ cứng của rìa lưỡi dao, không bị sứt mẻ nhưng đồng thời phần thân lưỡi dao có độ cứng thấp hơn, khiến nó khó bị gãy khi sử dụng cũng như dễ gia công khi chế tạo, đồng thời tiết kiệm được chi phí bởi vì thép hợp kim 1095 crom-vanadi là loại hợp kim đắt tiền.

Bên cạnh sử dụng để chiến đấu, dao KA-BAR đã chứng minh tính đa năng của nó khi được sử dụng cho việc mở lon, đào rãnh, cắt gỗ, rễ cây, dây leo, dây cáp.

us army
Lính Mỹ dùng dao Ka-bar đào rãnh

Toàn bộ quá trình sản xuất dao hầu như được chế tạo thủ công với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt cũng như những bí quyết công nghệ về nhiệt luyện được giữ bí mật gắt gao. Chính vì lẽ đó mà những con dao chiến đấu này có độ tin cậy và chất lượng cao. Con dao có tuổi thọ rất dài theo thời gian. Những con dao có từ thời chiến tranh Việt Nam còn lại hiện nay, qua hơn 40 năm, hầu như vẫn giữ nguyên được chất lượng như khi mới xuất xưởng. Kể cả lớp da làm chuôi dao có thể ngâm một thời gian dài dưới nước biển vẫn hầu như không hề bị hư hỏng.

Thủy quân lục chiến Mỹ đặc biệt yêu thích loại dao này. KA-BAR vẫn còn được sử dụng ngày nay.

dao gam ka-bar

ka bar
Một chiếc dao găn Ka-Bar được đặc nhiệm Mỹ sử dụng năm 1965 còn nguyên phần chuôi bọc da chụp năm 1990

Con dao "đồ tể"

Trong chiến tranh Việt Nam, dao găm KA-BAR không chỉ được biết đến với chất lượng tuyệt vời của nó mà còn được biết đến như con dao "đồ tể". Nhiều vụ thảm sát của lính Mỹ được thực hiện bằng dao này. Trong số đó tàn bạo nhất là vụ thảm sát Thạnh Phong đêm 25/2 (tại Khâu Băng, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú , tỉnh Bến Tre ), lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

linh my
Lính Mỹ và dao găm KA-BAR

Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên, trong lời tự thú của cựu nghị sĩ Bob Kerrey đã kể ra một chi tiết khiến mọi người phải rùng mình: nhiều các nạn nhân đã bị cứa cổ. Có nhân chứng còn cho biết, một số nạn nhân bị mổ bụng, móc ruột gan. Đó là bởi biệt kích hải quân Mỹ (SEAL) được huấn luyện sử dụng dao găm KA-BAR là một trong hai môn vũ khí chính. Môn còn lại là súng Hush Puppy gắn ống hãm thanh. Chính vì những tội ác như vậy mà trong chiến tranh Việt Nam, dao găm KA-BAR được mệnh danh là dao đồ tể, đã gây ra những vụ thảm sát man rợ cho nhân dân miền Nam.

Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Việt Cộng

Trong nhà có mấy trăm tấm hình nổi tiếng nhất về cuộc chiến tranh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất và được nhiều bạn bè anh em bàn nhiều vẫn là tấm Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Việt Cộng.

Chưa nói hết được tính tàn bạo về những cuộc càn quét lớn của Mỹ trên chiến trường Việt Nam, nhưng với một bức hình nhỏ cũng đủ để nói lên được sự tàn bạo như thế nào của cuộc chiến tranh này.


Thiếu Tướng Nguyen ngoc Loan sinh năm 1930 mất năm 1998, ông là Tổng Giám Đốc cảnh sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc nha An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời ông phụ trách Phủ Đặc ủy Trun Ương Tình Báo. Trong bức hình ghi lại Nguyen Ngoc Loan cấm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh tính (được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ngay trong sự kiện Tết Mậu Thân lịch sử 1968 gây xôn xao dư luận thế giới.

1. Con đường binh nghiệp Tướng Nguyễn Ngọc Loan

Tướng Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, tốt nghiêp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Thân phụ là ông Nguyễn Ngọc Lợi, nguyên là kỹ sư công chánh, Trưởng khu Hỏa xa Huế.

Gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp, ông theo học Khóa 1 Trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ông trở về Việt Nam. Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng hòa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ.

Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Sau chiến dịch này Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.

Năm 1966 Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Do việc thành công trong cuộc bình định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).

2. Lịch sử bức ảnh gây xôn xao dư luận

Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công quân Giải phóng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này. Sau khi bắn, Tướng Loan nói với Eddie Adams: "Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi." và cũng nói với các ký giả chung quanh: "Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi."

Hành động của tướng Loan bị dư luận thế giới lên án vì đã vi phạm Công ước Genève về tù binh chiến tranh, theo đó nghiêm cấm việc xử tử tù binh, nhất lại khi tướng Loan nổ súng công khai trên đường phố mà chưa xét hỏi gì người tù binh.

Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công quân Giải phóng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có tù binh bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.

Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng: "Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng." Tuy vậy, dù người đặc công mặc áo dân sự thì cũng không thể tự ý xử bắn như vậy, bởi Công ước Genève về đối xử với thường dân cũng có điều khoản cấm giết hại thường dân nếu họ không còn khả năng gây nguy hiểm.

Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về sự ân hận đối với Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:

''Tôi đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho một bức ảnh chụp một người đàn ông bắn một người khác. Hai người đã chết trong bức ảnh: người nhận viên đạn đó và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Viên tướng giết người của Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thể nói dối, thậm chí ngay cả không hề bị thao tác ngụy tạo. Chúng chỉ là một nửa sự thật. Điều mà bức ảnh không nói là "Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là một tên ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hoặc ba người Mỹ?" Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa, và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông đã làm là đúng, nhưng bạn phải đặt mình vào vị trí của ông. Bức ảnh cũng không nói được rằng viên tướng đã dành nhiều thời gian của mình để cố gắng xây được thêm các bệnh viện tại Việt Nam cho nạn nhân chiến tranh. Bức ảnh này đã làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi rằng nếu tôi không chụp bức ảnh đó, người khác cũng sẽ làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy áy náy về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn giữ liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện đã được khoảng sáu tháng trước đây, khi ông bị bệnh nặng. Tôi đã gửi hoa khi tôi nghe nói rằng ông đã chết và đã viết, "Tôi rất ân hận. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.

3. Thất sủng và cuộc sống lưu vong

Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, trong một trận chiến vào tháng 5-1968, tướng Loan bị thương gãy chân và phải sang Úc để điều trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để điều chuyển tướng Loan ra khỏi các chức vụ trong An ninh Quân đội và Cảnh sát để thay người của mình vào, hòng chặt đứt vây cánh của tướng Kỳ, khi đó đang là Phó tổng thống. Khi trở về Việt Nam, tướng Loan bị loại ngũ và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng lĩnh.

Sau 1975 Nguyễn Ngọc Loan di tản khỏi Việt Nam. Có thông tin rằng Nguyễn Ngọc Loan phải vất vả lắm mới vào được Mỹ vì người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như Nguyễn Ngọc Loan.

Vào năm 1976, hai dân biểu của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer nộp đơn giùm “Bảy Lốp” kiện Nguyễn Ngọc Loan và yêu cầu Hoa Kỳ trục xuất nhưng việc không thành.

Sau khi định cư Nguyễn Ngọc Loan mở quán ăn nhỏ, Les Trois Continents, ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều người xung quanh thậm chí có người xịt sơn lên quán với dòng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi!"

Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời do bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington, D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:

"Người này là một anh hùng. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người Mỹ], không phải cuộc chiến của họ (người Việt Nam). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."


"Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn và đã viết, "Tôi xin lỗi. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.

Ký ức cuộc chiến tranh biên giới 1979

chien tranh bien gioi 1979
35 năm đã trôi kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc (1979-1989) nhưng trong ký ức tôi, những đồi hoa sim tím suốt dọc dài biên cương phía Bắc vẫn còn in đậm với những tên đất, tên người và những trận chiến đấu ác liệt ở đó.

Những chuyến hành quân lên mặt trận

Ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới Việt - Trung trải dài ở 6 tỉnh Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Từ các tỉnh phía sau, nguồn nhân lực, vật lực được khẩn trương huy động đáp ứng cho mặt trận. Tôi đã chứng kiến trong tiết trời giá lạnh, hình ảnh người Hà Nội vẫy chào, tiễn những đoàn xe quân sự vượt cầu Long Biên tiến về phía Bắc. Thanh niên, sinh viên khi ấy đều háo hức muốn được lên biên giới, góp sức mình cùng bộ đội bảo vệ biên cương. Và khi có lệnh tổng động viên đầu tháng 3/1979, hàng vạn thanh niên cả nước đã hăng hái lên đường.

Những cuộc hành quân qua nhiều địa danh trên biên giới, tôi gặp những vùng đất nhuộm tím hoa sim. Một loài hoa dại bạt ngàn từng đi vào thơ ca, vào ký ức học trò. Vậy mà bom đạn chiến tranh đã khiến những đồi hoa sim bị băm nát, xáo trộn cùng đất đỏ. Những cánh hoa tím mong manh bị sạm đen khói súng, tả tơi. Thời bình, người ta có thể thong thả ngắm nhìn vẻ đẹp lãng mạn của đồi sim. Song khi ấy, chiến sự căng thẳng khiến mọi người không còn tâm trí đâu mà thưởng thức. Các chiến sĩ trinh sát dẫn chúng tôi đi, không ồn ào, không đùa giỡn bởi dưới mặt đất có khá nhiều mìn và những quả đạn chưa nổ. Họ yêu cầu chúng tôi phải đi đúng vào vết chân họ đi trước dẫn đường và sẵn sàng ẩn nấp khi có pháo hoặc đạn cối bắn sang.

Thời ấy, tôi đang là phóng viên của Chương trình phát thanh QĐND, Đài tiếng nói Việt Nam, làm nhiệm vụ tường thuật chiến đấu tại mặt trận. Ngoài quân tư trang, tôi phải đeo thêm chiếc máy ghi âm R6 cổ lỗ chạy băng cối và 6 pin đại, nặng tới 6 kg.

Sau dịp tết năm 1980, tôi cùng lên biên giới Lạng Sơn với các nhà văn và nhà báo Thân Như Thơ, Cao Nham, Mai Thế Chính, Nguyễn Văn Nhung, Phạm Thành, Đinh Xuân Dũng. Từ Quân đoàn 14, chúng tôi phân công nhau đi về nhiều hướng của mặt trận. Những trận đánh quy mô nhỏ thỉnh thoảng xảy ra ở những điểm cao dọc đường biên. Các nẻo đường biên giới vắng ngắt, chỉ có các đơn vị quân đội, rất hiếm bóng dân thường.

Tời mưa phùn rả rích, đường trơn lầy lội. Chúng tôi leo lên một điểm tựa ở dãy núi đá thuộc huyện Văn Lãng. Phân đội súng cối 81 ly có hơn chục chiến sĩ. Hôm ấy đúng vào ngày rằm tháng giêng. Chiếc nồi quân dụng đầy cơm nhưng thức ăn chỉ có thịt muối và mắm kem, không rau. Anh em bảo rằng, miếng thịt muối đã ngâm nước từ tối qua (cho mềm và bớt mặn) nhưng hôm nay thái ra vẫn còn rắn lắm. Tôi bỗng thấy thương anh em quá. Người ta thường ví “Giỗ tết quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Cả nước đang quay quần bên mâm cỗ ngày rằm với đầy đủ món ngon truyền thống thì ở đây, bộ đội phải ăn bữa cơm quá đạm bạc!

Hôm sau, tôi và anh Mai Thế Chính hành quân từ Văn Lãng về Đồng Đăng (Lạng Sơn). Bữa cơm trưa hôm ấy ở sở chỉ huy Trung đoàn 42 do Trung tá Nguyễn Như Hoạt, Anh hùng LLVT thời đánh Mỹ làm trung đoàn trưởng. Bữa ăn chỉ có cá khô, thịt muối. Anh Hoạt lấy phích nước sôi, rót ra cái bát to và rắc vào đó ít mì chính và vài hạt muối để thay canh. Mấy ngày trước tết, Trung đoàn 42 vừa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh lên thăm. Tuy đóng ở địa bàn thuận lợi hơn nhiều đơn vị khác nhưng trung đoàn cũng còn rất thiếu thốn.

Đầu năm 1982, chúng tôi nhận lệnh lên biên giới Cao Bằng. Từ bến xe Bến Nứa (Long Biên), đi xe khách mất nửa ngày mới đến Thái Nguyên; sau đó chúng tôi cuốc bộ 7 km về Bộ tư lệnh Quân khu 1. Chờ 4 ngày nữa mới có xe của Quân đoàn 26 về lấy hàng, chúng tôi theo chiếc xe tải đó lên Hòa An, nơi đóng quân của sở chỉ huy, cách thị xã Cao Bằng gần chục cây số. Từ km số 8, chúng tôi lại cuốc bộ xuyên rừng núi 5 km để vào Bộ tư lệnh. Rồi lại chờ 3 ngày nữa mới có xe của Sư đoàn 311 về họp và đón đi Thạch An, Đông Khê. Thế là mất đứt một tuần lễ chúng tôi mới đến được với bộ đội. Trước đấy vài tháng, vào dịp tết, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị mới lên thăm bộ đội Quân đoàn 26 (Binh đoàn Pắc Bó), đã làm bài thơ “Điểm tựa” tại Quảng Hòa tặng cán bộ, chiến sĩ. Bài thơ ấy thể hiện được sự cảm thông sâu sắc của lãnh đạo cấp cao đối với bộ đội nơi điểm tựa tiền tiêu, có tác dụng rất lớn, động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ.

Cao Bằng vốn là tỉnh có nhiều núi đá nên bộ đội sống trên điểm tựa đều thiếu nước. Nước sinh hoạt hàng ngày phải gùi từ suối lên, có chỗ leo qua thang dây và hàng trăm bậc đá. Ngay ở Bộ tư lệnh quân đoàn, bể nước chỉ để dành cho nhu cầu ăn uống, do nhà bếp quản lý, thường khóa chặt. Việc tắm giặt phải dùng nước suối hoặc nhờ nhà dân. Trời mùa xuân ẩm ướt, lại ở hang đá và nhà tranh tạm bợ, ít ai tránh khỏi bệnh ghẻ và hắc lào. Chúng tôi từ thành phố lên điểm tựa được 1 tuần là bị ngay, ngứa gãi suốt ngày đêm. Vì thế, có hôm trên đường hành quân, gặp suối là tất cả trút bỏ tư trang, quần áo, nhảy xuống tắm tiên hàng giờ đồng hồ.

Những ngày ở đại đội đóng bên dòng sông Bắc Vọng (thuộc huyện Quảng Hòa), cứ cuối buổi chiều là các chiến sĩ lại rủ chúng tôi ra sông tắm. Dòng sông này chỉ rộng chừng 30m, đường phân thủy giữa sông là biên giới Việt - Trung. Bờ bên kia là điểm cao 302, quân Trung Quốc bố trí mấy khẩu cối 82 ly và 60 ly chĩa sang phía ta. Bộ đội ra tắm tiên, không mang theo vũ khí nên quân Trung Quốc cũng không có hành động khiêu khích gì. Một hôm tắm xong, lên bờ mặc quần áo, tôi giật mình thấy 2 con vắt bám vào người…

Thời gian này không còn những trận đánh lớn xảy ra mà chỉ có những cuộc đụng độ nhỏ trên đường biên. Các đồn biên phòng đã được củng cố và xây dựng lại bằng những căn nhà cấp 4. Nhân dân đã trở lại bản làng cũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Một vài đơn vị quân đội cũng vỡ đất, trồng mía, làm đường, chăn nuôi tự túc một phần thực phẩm. Các trường học đã hoạt động trở lại. Nhưng hệ thống giao thông thì hầu như bị hư hỏng nặng, nhất là đường lên huyện Bảo Lạc. Cán bộ đi từ xã lên huyện đều cuốc bộ, xuyên rừng, lội suối. Quốc lộ 4 lâu ngày không được tu sửa lại qua cuộc chiến tranh, bị tàn phá nặng nề, chỉ còn là con đường đá lởm chởm. Hôm chúng tôi đi từ sư đoàn xuống trung đoàn bằng chiếc xe mô tô ba bánh mà thấy khiếp mãi bởi đèo dốc vòng vèo và những cú xóc nảy người, nhiều lúc cảm thấy xe sắp bay xuống vực. Trâu ngựa hai bên đường thấy xe là tung vó, nhảy lên chạy tán loạn.

Hè năm 1983, chiến sự lại rộ lên ở vùng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) và Hà Tuyên (Hà Giang). Tôi đến vùng giáp ranh Lào Cai và Lai Châu. Có hôm cùng các chiến sĩ đi tuần tra đường biên, vượt những quả đồi đầy cỏ lau và đá lởm chởm; thỉnh thoảng trượt chân, cả người và ba lô cứ trôi tuồn tuột trên thảm cỏ, gặp tảng đá thì sững lại, đứng đậy đi tiếp. Lối lên các điểm tựa chỉ là vệt mòn nhỏ. Các chiến sĩ luôn nhắc tôi phải đi đúng vết chân các anh, nếu không sẽ đạp phải mìn. Tôi thắc mắc, sao lắm mìn thế thì anh em bảo rằng, để chống thám báo mò lên tập kích.

Chiến sự ác liệt và dai dẳng nhất diễn ra ở huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Những địa danh nổi tiếng lúc đó như Làng Lò, Làng Pinh, Hang Dơi, Thung lũng gọi hồn, đồi Cô Ích, đồi Đài, Cốc Nghè, 4 hầm, ngã ba Thanh Thủy, các điểm cao 772, 685, 211… đã in đậm trong tâm khảm mỗi cán bộ chiến sĩ từng tham gia chiến đấu ở Vị Xuyên. Nhiều chiến sĩ ta đã hy sinh ở chiến trường này. Trận đánh ngày 12/7/1984, mật độ pháo địch dày đặc, bắn như vãi đạn nhiều giờ liền sang trận địa ta, gây tổn thất lớn trên điểm cao 772 khiến hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thương vong.

Tôi chứng kiến Tiểu đoàn 10 pháo binh (Quân khu 2) sau một trận chiến đấu, hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Con số thương vong quá nhiều, những khẩu pháo bị phá hủy, nằm chỏng chơ ngay bên đường đi. Vỏ đạn pháo 85 ly bằng đồng sáng lóa, vàng rực như những đống rơm. Những bụi sim mua xơ xác, cháy trụi, phủ một lớp bụi dày. Cả một dãy núi đá bị pháo địch cày xới nhiều lần, trơ ra một màu trắng toát lạnh người. Từ đó, bộ đội ta quen gọi nó là “Lò vôi thế kỷ”.

Sau thiệt hại nặng ở Vị Xuyên, những nghĩa trang liệt sĩ cứ mở rộng dần ra, tinh thần bộ đội ta có phần nao núng. Các sư đoàn chủ lực chuyển sang hình thức luân phiên chiến đấu. Những đơn vị ở phía sau lên thay thế để các đơn vị đã tham chiến rút về phía sau củng cố lượng lượng. Lúc này công tác động viên tư tưởng cho bộ đội rất khó khăn bởi mặt trận ác liệt Vị Xuyên chỉ cách thị xã Hà Giang vài chục cây số. Cuộc sống sinh hoạt ở thị xã đã mang không khí thanh bình; hàng quán mọc lên, cảnh làm ăn tấp nập; tối đến tiếng nhạc xập xình, đèn màu nhấp nháy. Sự đối lập giữa hy sinh và hưởng thụ chi phối từng ngày đến tâm tư chiến sĩ.

Cuộc sống của người lính chiến

Tôi ở với bộ đội đặc công của Quân khu 2 trong một hang đá. Lúc đầu, các chiến sĩ còn hái được ít rau dớn (giống như cây dương xỉ) luộc ăn thay rau. Khi không còn loại rau rừng nào nữa, anh em bắn hạ mấy buồng quả cọ xuống luộc chấm muối ăn cho đỡ xót ruột. Vì mật độ đóng quân dày đặc, chiến đấu liên tục lại ở hầm và núi đá ẩm ướt, ít được tắm giặt nên bộ đội bị ghẻ lở khá nhiều. Quần áo thời đó may bằng loại vải chất lượng kém nên cũng chóng rách hai đầu gối. Có chiến sĩ quay quần mặc phía rách ra đằng sau và nói vui là “ưu tiên phía trước”.

Cứ một vài tuần anh em mới được luân phiên ra suối Thanh Thủy tắm một lần. Được những hôm đi tắm như thế, anh em ngâm nước suối khá lâu và lấy lá rừng xát vào người chữa ghẻ. Các chị em dân bản đi làm nương về qua suối, gặp bộ đội tắm rất đông và đều trần truồng cả nên ngượng, cứ phải làm thêm, chờ nhá nhem tối mới về nhà được. Vì vậy trong chuyến lên thăm bộ đội ở Vị Xuyên, chị Nguyễn Thị Hằng, lúc đó là Bí thư Trung ương Đoàn đã nói vui với các chiến sĩ rằng: “Tôi chúc các đồng chí khỏe, không ghẻ và tắm phải có quần đùi”.

Một hôm ở Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 2, tôi được Thiếu tướng Phạm Hồng Cư và Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết, sáng sớm mai sẽ có trận pháo kích rất lớn của ta từ Thanh Thủy nã sang điểm cao 1509, cụm phòng thủ lớn của quân Trung Quốc. Trận địa pháo được bố trí ở sân bay Phong Quang (do Pháp làm trước đây đã bỏ hoang). Tôi có nhiệm vụ nấp trong chiếc hầm đơn sơ ở giữa sân bay, cũng là giữa hai làn pháo đấu nhau để tường thuật trận pháo kích ấy. Đêm trăng sáng. Sân bay Phong Quang là một thung lũng có cây rừng lúp xúp, dài khoảng hơn 1km. Những khẩu pháo giả nghi binh bằng ống tre, đường kính 8 cm đã được bố trí. Khi pháo thật ở phía sau bắn thì pháo giả cho nổ bộc phá tạo khói lừa địch. Dự kiến trận đánh khai hỏa vào 5 giờ sáng hôm sau. Nhưng rất tiếc, nửa đêm về sáng, mây mù kéo về dày đặc, đài quan sát không nhìn rõ mục tiêu nên đành hoãn trận đánh ấy..

Khi tiếng súng ở khu vực Vị Xuyên tạm ngưng, địch tập trung đánh đường giao thông của ta ở núi Bạc, Quản Bạ nhằm cắt đứt tuyến chi viện từ thị xã Hà Giang đi các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Bất kể loại xe nào chạy qua sườn núi Bạc đều bị pháo Trung Quốc bắn cháy. Vì đoạn đường này nằm sát biên giới lại trơ trọi giữa sườn núi đá cao nên từ bên kia biên giới, lính Trung Quốc nhìn rất rõ. Hàng chục chiếc xe các loại, có cả xe chở khách đã bị bắn cháy, lộn nhào xuống vực. Nếu qua được đoạn đường này thì lại gặp tọa độ thứ hai ở dốc Cổng Trời (từ Quản Bạ sang Yên Minh).

15 giờ chiều hôm ấy, xe chúng tôi đến núi Bạc, trời còn đang nắng gắt. Chiếc barie chắn đường có một nam dân quân chừng 45 tuổi đeo khẩu K44 đứng gác. Anh yêu cầu xe dừng lại và chờ trời tối mới được đi tiếp. Mặc dù chúng tôi trình bày lý do cần đến mặt trận gấp nhưng thái độ anh rất lạnh lùng, nguyên tắc, giữ đúng kỷ luật chiến trường. Chúng tôi đành phải chấp hành và ngồi trò chuyện với anh để “giết” cái khoảng thời gian dài 3 giờ đồng hồ chờ trời tối. Tên anh dân quân là Tẩn Dìn Phùng, quê ở ngay dưới chân núi Bạc. Xã cử một tổ 4 người thay nhau canh gác ở hai đầu đoạn đường qua núi Bạc, bảo vệ an toàn cho xe cơ giới qua lại đây.

Khi trời đã nhá nhem tối, anh mở barie cho xe chúng tôi đi. Chiếc xe com măng ca “đít vuông” cũ nát lại chở thêm một phi xăng 200 lít lắc lư, nhảy chồm chồm trên sườn núi đá. Hơi nóng từ núi đá, hơi xăng phả ra khiến bầu không khí ngột ngạt. Chúng tôi cuộn hết bạt hai bên xe lên cho thoáng và cũng để dễ quan sát; nếu có địch phục kích hoặc pháo bắn sang là có thể nhảy thật nhanh sang hai bên đường. Xe xấu, đường xóc nên đêm ấy, khi tới Quản Bạ thì chiếc xe của chúng tôi bị gãy đến nửa số thanh nhíp giảm xóc, không thể đi tiếp được nữa. Từ đấy, chúng tôi chỉ còn cuốc bộ.

Trưa hôm sau từ tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện Quản Bạ, tôi và nhà văn Đặng Văn Nhưng hành quân về xã Bạch Đích vì ở đó chiến sự đang diễn ra. Trời nắng nóng, chúng tôi phải cắt rừng núi đi theo đường chim bay. Một chiến sĩ người dân tộc Nùng khoác ba lô cùng súng đạn dẫn hai anh em đi. Cậu chiến sĩ quen luồn rừng lội suối từ nhỏ nên không tỏ ra mệt mỏi gì nhưng với hai anh em tôi thì đó là cuộc hành quân rất vất vả. Trèo qua hết dãy núi đá này sang dãy núi đất khác, cứ sau một giờ hỏi lại thì cậu chiến sĩ trẻ đều bảo sắp đến rồi. Cơn khát nước lại là một thử thách.

Nắng nóng, mang nặng lại trèo núi, băng rừng như vậy mà khát nước là cảm giác tôi chưa gặp bao giờ. Đến một vách đá có cây to và dây leo chằng chịt, tôi sáng mắt lên khi nhìn thấy một dòng nước từ kẽ đá chảy ra. Tôi gỡ ngay ba lô nhờ cậu chiến sĩ cầm giúp và ngắt một tàu lá to để hứng nước. Anh Nhưng nhắc tôi: “Chú mà uống nước rừng này là độc lắm đấy, ngã nước như chơi”. Nhưng vì cơn khát không còn chịu được, tôi vẫn uống. Tôi định ngồi nghỉ một lát nhưng cậu chiến sĩ nói ngay: “Nếu các thủ trưởng mà nghỉ nữa thì tối cũng chưa đến nơi được đâu. Mà ban đêm đi trong rừng càng khó, nhất là phải vượt qua núi”. Nói rồi cậu ta nhận mang giúp tôi chiếc máy ghi âm. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Nhưng cậu chiến sĩ trẻ cứ coi như không có gì, vừa đi vừa kể chuyện rôm rả bằng giọng lơ lớ.

Chừng 17 giờ thì chúng tôi vào tới xã Bạch Đích. Nhưng một không khí vắng lặng bao trùm. Đồn biên phòng đã bị tàn phá tan hoang. Phía đầu bản là kho thóc còn đang cháy dở. Có một bác nông dân người Dao đang đi tìm trâu lạc cho chúng tôi biết: bộ đội biên phòng và dân bản rút hết lên dãy núi phía trên kia rồi. Quân Trung Quốc cũng đã rút về bên kia biên giới. Thế là chúng tôi lại quay ra, tìm đường lên dãy núi, nơi có con dốc dài, nối Yên Minh sang Đồng Văn. Cán bộ và chiến sĩ biên phòng đang ở tạm trong những hốc đá. Đêm ấy chúng tôi nghỉ cùng với anh em trên dãy núi ấy.

Đêm hôm sau chúng tôi đi tiếp sang dãy núi khác, nơi dừng chân tạm của tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện Yên Minh. Đồng chí chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện bị thương vào bắp chân hôm trước, do mảnh đạn cối xuyên thủng. Vết thương đang sưng to, lên cơn sốt, chưa kịp chuyển về tuyến sau, nằm rên hừ hừ trên đám lá thông. Lát sau, một đồng chí ở bộ phận quân y đến tiêm cho mũi thuốc giảm đau. Anh có vẻ bức xúc lắm nên khi nói chuyện với chúng tôi, anh bảo: “Tôi là lính chống Mỹ, bao nhiêu năm không sao, bây giờ lại bị thương ở đây. Chờ 2 ngày rồi chưa thấy quân tiếp viện. Chẳng lẽ ngày mai tôi cho anh em rút về tuyến sau”. Rồi anh bảo chúng tôi, mỗi người tự bẻ lấy mấy cành thông, rải ra mà nằm. Đêm ấy chúng tôi ngủ ở trên đỉnh núi, có mấy cây thông ở độ cao gần 2000 mét, đúng là cảnh “màn trời, chiếu đất”.

Hôm quay trở lại Quản Bạ, chúng tôi cũng đi vào ban đêm, nhờ chiếc xe tải của một đơn vị từ Mèo Vạc về. Xe đi đêm trên núi đá cheo leo hiểm trở nhưng không được bật đèn. Chúng tôi đứng trên thùng xe để tiện quan sát và nhảy xuống đường nếu bị pháo kích hoặc thám báo tấn công. Ba lô để dưới sàn xe, đứng dạng chân chèo, hai tay bám chặt vào thành xe và buồng lái mới chống đỡ được những cú xóc và lắc. Đang căng mắt về phía trước thì bất ngờ chúng tôi thấy hai bóng đen nhảy từ ven đường ra vẫy xe. Anh chiến sĩ lái xe giật mình, ngỡ là thám báo, bật đèn pha sáng rực. Hai người đàn ông đeo ba lô, máy ảnh, đi giày da bám đầy bụi đất xin đi nhờ. Tôi nhận ra đó là anh Vũ Đạt, phóng viên báo QĐND và anh Trần Định, phóng viên báo ảnh TTXVN. Gặp chúng tôi, các anh mừng quá, đi cùng về Ban chỉ huy quân sự huyện Quản Bạ đêm hôm đó.

Hồi ấy điều kiện thông tin rất khó khăn. Các tin bài viết xong phải đến trung tâm huyện mới gửi được qua đường thư bưu điện về Hà Nội và chậm mất 1 tuần. Tin chiến sự khẩn cấp thì dùng điện thoại từ cấp sư đoàn hoặc bưu điện huyện gọi về cho anh em ở tòa soạn chép lại. Vì thế, tòa soạn muốn chỉ đạo gì cũng không thể liên lạc được ngay.

Cuối năm 1983, chúng tôi lên Mường Khương (Lào Cai). Cũng con đường độc đạo dẫn lên đến cửa khẩu Pha Long nhưng nếu gặp mưa lũ là tuyến này bị chia cắt hẳn. Dọc con đường đi qua các xã Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ, Tung Trung Phố, quân Trung Quốc đặt mìn hoặc dùng B41 đánh trộm những xe cơ giới qua đây. Dân ở những địa phương này đều là người thiểu số, không biết tiếng phổ thông. Do ít được tiếp xúc với người Kinh nên thấy bộ đội qua đây, họ nhìn với ánh mắt lạ lẫm, ngơ ngác. Giống chó ở vùng này cũng rất đặc biệt, lông xù, to như con sư tử. Cứ có xe ô tô chạy qua bản là chó lao ra sủa inh ỏi, râm ran thành dây chuyền suốt dọc đường. Đêm ở đồn biên phòng Pha Long với tôi là lần đầu tiên được biết đến cái rét thấu xương như thế nào. Mấy anh em ngồi quanh bếp lửa mà phía lưng vẫn lạnh đến run người.

Tôi nhớ hôm đoàn công tác chúng tôi từ Pha Long trở ra, đang vượt qua một cái ngầm thì xe bị thổi đệm nắp máy, đứng khựng lại. 6 anh em cùng nhảy xuống cố đẩy xe về Ban chỉ huy quân sự huyện Mường Khương. Nhưng tối hôm ấy, mấy anh cán bộ ở đó băn khoăn, yêu cầu chúng tôi phải giấu kín xe chứ nếu biết có xe con ở đây, thế nào phía Trung Quốc cũng bắn pháo tầm xa sang, rất nguy hiểm. Đường miền núi, xe lại xuống cấp, quá “đát” cả nên mỗi lần lên biên giới, chúng tôi phải mượn phụ tùng, linh kiện của các đơn vị chiến đấu để về Hà Nội là chuyện thường xuyên; nhất là mượn bánh xe, đèn pha và xin xăng dầu.

Tình nghĩa quân dân nơi biên giới

Những năm tháng sống giữa vùng chiến sự, chúng tôi có nhiều dịp giao lưu với đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên cương phía bắc. Bởi đã lâu lắm, sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, bà con mới được đón nhiều bộ đội về như thế. Núi rừng bao năm trầm lắng, nay có bộ đội về, không khí sôi động hẳn lên. Những cánh rừng hoang vắng, tưởng như chưa có dấu chân người, giờ đây đã rộn rã, ồn ào bởi những đoàn xe cơ giới các loại kéo lên. Nhiều con đường mòn đã được phá đá mở rộng thành những tuyến giao thông liên hoàn nối các làng bản, xã huyện. Bộ đội giúp dân tăng gia, sản xuất, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh. Nhiều tập tục lạc hậu được xóa bỏ. Người dân được bộ đội dạy chữ, chữa bệnh, rời nhà từ núi cao xuống thung lũng, hạn chế du canh, du cư.

Suốt những năm tháng diễn ra cuộc chiến tranh ở biên giới phía bắc, ngoài tấn công quân sự, Trung Quốc còn triệt để lợi dụng chiến tranh tâm lý, vu cáo Việt Nam và xóa nhòa ranh giới giữa kẻ đi xâm lược với người chống xâm lược. Từ các dãy núi cao, Trung Quốc đặt những cụm loa nén công suất lớn, có điểm chúng đặt tới vài chục chiếc loa, hướng sang phía Việt Nam. Hàng ngày, các cụm loa tâm lý chiến này phát 2-4 lần. Mở đầu là bài hát Tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa của Đỗ Nhuận; tiếp đó là bài nói nói xấu chế độ và các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ngoài ra là những bài đánh vào tâm tư, tình cảm của bộ đội ta, sống xa nhà, thiếu thốn, gian khổ…

Mùa gió bấc, tiếng loa có thể phóng sâu vào phía Việt Nam đến chục cây số. Trước tình huống đó, cán bộ chính trị, tuyên huấn của các đơn vị phải tăng cường bám sát nhân dân, tuyên truyền, giải thích cho bà con không nghe và tin vào những lời lẽ xuyên tạc của địch, đoàn kết cùng bộ đội chống lại kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất biên giới. Cục địch vận (Tổng cục chính trị) cũng bố trí những xe lưu động gắn loa, phát đi những băng ghi sẵn nội dung tuyên truyền chống quân Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, do địa hình rừng núi và công suất loa của ta yếu nên không lấn át được đài địch ra rả suốt ngày.

Sau cuộc tấn công của quân Trung Quốc, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên giới bị đảo lộn thời gian dài nên gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình mất hết nhà cửa, tài sản, phải sơ tán về phía sau. Có gia đình bị lính Trung Quốc giết chết gần hết. Tuy nhiên, bà con rất sẵn lòng ủng hộ, tạo điều kiện cho bộ đội chiến đấu. Nhiều gia đình đón bộ đội về ở tạm khi chưa làm kịp lán trại; nhường cả ruộng nương, vườn tược cho bộ đội làm trận địa. Các Hội mẹ chiến sĩ, các đoàn thể thường xuyên đến thăm hỏi, động viên bộ đội sau mỗi trận chiến đấu. Hội phụ nữ tỉnh Hà Giang tiêu biểu nhất trong phong trào này. Tình đoàn kết quân dân ấy đã giúp cho các đơn vị củng cố vững chắc thế trận để chống trả quân xâm lược.

Nhớ về biên cương phía bắc, tôi lại nhớ những đồi hoa sim tím, những chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc và nhớ tấm lòng của bà con các dân tộc ở biên giới với tình đoàn kết quân dân.

Bùi Đức Toàn
PV báo QĐND

Những dòng tâm sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa

Bài về cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm của BBC đã trở thành bài được nhiều thính giả đón đọc nhất trong tháng chín và thính giả Trần Minh đã gửi cho BBC những dòng tâm sự của người anh, một người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trên chiến trường.

Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã gây được nhiều sự chú ý ở Việt Nam

Các bạn thân mến!

Tôi là người ở miền nam, là em một người lính VNCH đã chết trong cuộc chiến. Tôi đã phải chứng kiến sự đau khổ day dứt của ba tôi cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng cũng vì chuyện này.

Khi anh tôi vào quân ngũ tôi còn nhỏ lắm không nhớ gì nhiều. Hình ảnh cuối cùng tôi nhớ được về anh ấy là một ngày cuối tháng Giêng năm 75 thì phải, trước khi ra khỏi nhà vào năm giờ sáng để về lại đơn vị, anh ấy có vào giường lúc tôi còn ngái ngủ hôn nhẹ lên má tôi rồi âm thầm ra đi không nói một lời nào... Anh ấy đã không bao giờ quay trở về.

Phải 10 năm sau 75 tôi mới bắt đầu đọc những lá thư anh ấy viết từ chiến trường về. Bây giờ tôi xin trích một vài đoạn trong vài bức thư để các bạn hiểu một người lính VNCH nghĩ gì hầu có thể so sánh với suy nghĩ của một người cộng sản như chị Trâm ở bên kia chiến tuyến.

Bản thân tôi rất tôn trọng thư của lính và nhật ký vì ưu điểm là nó chân thật nhưng khuyết điểm của nó lại là chủ quan do đó chưa thể gọi là văn học lịch sử được vì tính khái quát và sâu sắc của nó chưa cao:

Nam Can Noel 1970

Kính thưa ba má, Đêm nay là đêm 24/12. Ngồi trong lều, kê một thùng đạn làm bàn viết. Trên bàn có hai cây đèn cầy, một bidon nước trà, một chai rượu. Những món này con gởi mua từ trước với rất nhiều công phu. Trên bàn còn có ba cartes de noel. Một của ba má vừa nhận được hồi chiều. Chỗ con ngồi là một nền nhà cũ nền được đắp cao, đúng như ba chúc trong thiệp. Và con ngồi một mình, vừa nhấm rượu vừa viết thơ.

Lúc trước mình chấp nhận hiện tại để chờ một ngày mai tươi đẹp. Bây giờ không dám mơ ước đến thế nữa. Chỉ xin Trời Phật cho ngày mai đừng xấu hơn bây giờ là đủ rồi.

Chung quanh con anh em binh sĩ, người thì nằm trên võng, người thì ngồi gần bếp lửa được đốt lên vì trời lạnh. Mỗi người một ý nghĩ. Người thì quay về kỷ niệm để quên bớt hiện tại, người thì nghĩ đến vợ con. Văng vẳng từ những radio nhỏ những âm thanh giáo đường. Và nếu không có những âm thanh đó, thì không ai biết và nhớ đêm nay là đêm Noel trong chốn hoang vu này.

Riêng con thì nghĩ nhiều về những năm xưa. Những đêm Noel năm nào xin ba má lên nhà giòng dự lễ. Những năm lang thang ngoài đường nhìn qua những nhà có cây sapin nhưng vẫn thấy cuộc đời đẹp và đáng sống, chưa biết lo nên lòng thảnh thơi. Những đêm sương mù với biển người tấp nập đi nhà thờ. Lúc đó chạy theo những cái vô giá trị mà không biết mình đang sống trong một khung cảnh thiên đàng.

Bây giờ, hoài bão của con là được sống một cách rất tầm thường trong khung cảnh ấy. Con cũng cám ơn Thượng đế đã cho con sống những năm đẹp và đầy kỷ niệm ấy. Con cũng còn nghĩ đến những ngày vừa qua, những năm tháng sắp tới mà không thấy chỗ nào sáng sủa cả. Lúc trước mình chấp nhận hiện tại để chờ một ngày mai tươi đẹp. Bây giờ không dám mơ ước đến thế nữa. Chỉ xin Trời Phật cho ngày mai đừng xấu hơn bây giờ là đủ rồi.

Con người bây giờ không biết sợ lương tâm như xưa nữa mà chỉ còn sợ pháp luật mà thôi. Mà pháp luật làm sao khám phá tất cả những tội lỗi được. Những tệ trạng ngày nay cũng từ đó mà ra.

Năm ngoái, vào khoảng trước Noel con có trình cho ba rõ những quan niệm của con về trách nhiệm trong chiến tranh. Bao nhiêu tội lỗi rồi cuối cùng cũng đổ tội cho chiến tranh và ba đã nhắc cho con biết còn có lương tâm để phán đoán để buộc tội mình.
Thưa ba trong đêm thanh tịnh này, con xin trình tiếp những cảm nghĩ của con về vấn đề đó. Con người bây giờ theo con nghĩ, không còn lương tâm nữa. Tất cả những giá trị tinh thần và đạo lý đều bị đảo ngược. Theo Victor Hugo, Dieu c'est la consience. Và giáo dục cũng đã dạy con, mình tội lỗi khi lương tâm quyết định như vậy và không có hình phạt nào bằng sự ray rứt của nó. Nhưng bây giờ sau những năm lăn lóc ngoài đời cũng như trong quân ngũ con đã nhận thấy lương tâm giảm đi rất nhiều trong những người có giáo dục đạo lý và hầu như tắt hẳn nơi những người khác.
Con người bây giờ không biết sợ lương tâm như xưa nữa mà chỉ còn sợ pháp luật mà thôi. Mà pháp luật làm sao khám phá tất cả những tội lỗi được. Những tệ trạng ngày nay cũng từ đó mà ra.

Con xin kể một ít mà hình như rất nhiều người đều vấp phải: Sự tham lam. Lấy của không phải của mình, ăn cắp của những kẻ khác, tham nhũng hối lộ. Nạn cướp bóc, đào ngũ trốn quân dịch không một chút thẹn thùng. Tội mãi dâm dưới nhiều hình thức (từ bà lớn ngoại tình đến những cô chơi bời) Và còn rất nhiều điều khác người ta không làm chỉ vì sợ bị bắt chớ không! phải vì không nên làm...

Hoa kỳ 3-8-72

...Giai đoạn 2 của cuộc huấn luyện bắt đầu nên bận rộn. Dụng cụ huấn luyện đầy đủ và huấn luyện viên không khó như ở Việt Nam nên cứ tà tà. Tụi Mỹ vì không quen nên rên dữ lắm.

Chẳng hạn tuần tiễu trong rừng. Tương đối rừng ở đây thưa hơn ở VN. Chỉ có những bụi cây nho nhỏ dưới lớp cây cao, không có dây gai chằng chịt như xứ nhà. Di chuyển rất dễ nhưng những ông đồng minh vĩ đại thì rên dữ lắm vì không quen. Vấp lên vấp xuống mồ hôi lả chả. Thân xác quá to nên không lách dễ bằng người VN. Huấn luyện viên và cán bộ phần nhiều là đại uý hay thiếu tá, tận tâm vô cùng không phải chỉ tay năm ngón như bên mình. Họ chạy họ bò như khoá sinh.

Có những lúc nghe họ kể mà bực mình vì VC thì cũng là người VN và con thừa biết người lính cộng sản thua ai chứ không thua người Mỹ về đánh giặc. Chẳng qua họ nghèo mà thôi.

Tất cả đều có huy chương chiến dịch VN. Tuy nhiên vì họ là một dân tộc tự kiêu và háo thắng nên từ già đến trẻ đều hăng say. Lúc nào cũng đề cao mà không cảnh giác. Trong giờ huấn luyện họ thuật lại những trận mà họ một, VC mười mà vẫn thắng dễ dàng. Vì vậy khoá sinh rất tự tin, Quá tự tin và khinh địch. Có những lúc nghe họ kể mà bực mình vì VC thì cũng là người VN và con thừa biết người lính cộng sản thua ai chứ không thua người Mỹ về đánh giặc. Chẳng qua họ nghèo mà thôi. Họ huấn luyện sĩ quan để chiến đấu ở VN.

Thiết lập nguyên một làng VN với 10 nóc nhà, nằm bên bờ suối. Nhà tranh, tôle, ngói. Trông đẹp mắt. Họ là một dân tộc trẻ và háo thắng nên không hiểu nỗi tại sao người Mỹ lại rút lui khỏi VN mà không đổ toàn bộ lực lượng lên Đông Dương chẳng hạn, thanh toán vấn đề trong một tháng.

Họ không hiểu khi con không đeo huy chương. Họ hỏi con và yêu cầu con đeo trong những dịp đặc biệt. Mỗi lần đeo là con nhớ những kỷ niệm chết chóc. Một huy chương là một lần những người VN đôi bên đều nằm xuống.

Họ không hiểu rằng vũ lực không phải là mạnh nhất, rằng chiến tranh mà không có chính nghĩa thì không thắng được, rằng chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị (la guerre est la continuation de la politique) Cũng vì háo thắng nên rất thích phô trương. Huy chương chẳng hạn. Mỗi người khi nhập ngũ đều có huy chương gọi là huy chương quốc phòng. Ai cũng đeo. Họ ao ước được qua VN để có nhiều huy chương hơn. Chẳng hạn như một đại uý có rất nhiều huy chương tuy tham chiến chừng1 hay 2 năm thôi.

Nếu bênmình mà có hệ thống huy chương như họ chắc không còn chỗ để đeo. Họ không hiểu khi con không đeo huy chương. Họ hỏi con và yêu cầu con đeo trong những dịp đặc biệt. Mỗi lần đeo là con nhớ những kỷ niệm chết chóc. Một huy chương là một lần những người VN đôi bên đều nằm xuống.

Hoa Kỳ 15-9-1972

Hôm kia con nhận được thơ ba, nhưng bận huấn luyện đi bãi cả ngày nên không tiện trả lời. Tuần này là tuần thứ 16 trong số 28 tuần ở Quantico. Con sẽ mãn khoá vào ngày 30-11-72. Cuộc huấn luyện bước qua giai đoạn 3, học tập ngoài bãi nhiều. Tuần trước thi giai đoạn 2. Một sĩ quan được đánh giá trên ba lãnh vực: Thi viết (họ gọi là acdemic) gồm chiến thuật, vũ khí v..v..,bản đồ và là phần quan trọng nhất. Phần thứ hai là Military skills(skill=habileté) gồm thể thao, chạy đoạn đương chiến binh, tác xa súng trường và súng lục. Phần thứ 3 là lãnh đạo chỉ huy. Phần này họ không đánh giá sĩ quan đồng minh.

Về phần academic con có điểm trung bình 95/100 điểm rất cao đối với Mỹ và hình như con dẫn đầu trong số sĩ quan đồng minh khoảng 14 người. Về phần military skills thì thua họ. Thành thật mà nói chúng con qua đây không phải để thi đua nên chẳng học, thức khuya như những người khác. Vì vậy điểm cao làm con ngạc nhiên.

Trong số 230 người con về thứ 15 và 14 người về trước con đều trong ở toán đi trước con từ một tiếng đồng hồ trở lên. Một điểm tốt cho Việt nam. Không có gì đáng ngạc nhiên vì con đi theo bản đồ quen.

Hôm qua thi đua đi bản đồ. Họ phát cho một bản đồ(boussole), bắt tìm 10 hộp đạn to bằng một máy radio trong một khu rừng độ 15 cây số vuông. Mỗi người một đường, đi từng đợt 10 người, mỗi đợt cách nhau năm phút. Họ phải chạy vì thời gian là yếu tố quan trọng trong một lộ trình xa đa số chỉ tìm được 5 điểm trên 10 được cho.

Con khởi hành trong toán chót, toán 23 nghĩa là hơn một tiếng rưỡi sau toán đầu. Con tìm được cả 10 điểm, và tuy không khi nào chạy về trước tất cả các sĩ quan khác. Trong số 230 người con về thứ 15 và 14 người về trước con đều trong ở toán đi trước con từ một tiếng đồng hồ trở lên. Một điểm tốt cho Việt nam. Không có gì đáng ngạc nhiên vì con đi theo bản đồ quen.

Mấy hôm nay tin tức về những trận đánh Quảng trị cho biết TQLC/VN đã lấy lại phần lớn thị xã này. Chắc tốn xương máu nhiều...

Mấy tuần vừa qua , con được dịp theo dõi thế vận hội thứ 20 trên vô tuyến truyền hình, trực tiếp từ Munich Đức Quốc bằng vệ tinh nhân tạo thật là hào hứng. Trong thế vận hội này điện tử làm việc nhiều, tất cả mesures về thời gian, khoảng cách đều đo bằng computers (máy điện tử) một cách chính xác đến 1/100 ème giây.

Mấy hôm nay tin tức về những trận đánh Quảng trị cho biết TQLC/VN đã lấy lại phần lớn thị xã này. Chắc tốn xương máu nhiều...

5-2-73 Quảng trị

Hôm nay là mùng 3 Tết. Con vẫn ở phía bắc Quảng trị. Từ hôm ngưng bắn đến nay, chỗ con tương đối yên không đụng độ. Trong khi các đơn vị khác vẫn giao tranh đều đều. Ngày ngưng bắn quả thật là một ngày khó quên trong cuộc đời. Những ngày trước pháo kích và tấn công như mưa bão nhất là đêm cuối cùng. Hai bên bám sát nhau. Đến 8 giờ kém 5 con cho lệnh ngưng bắn. Nhưng bên kia vẫn tiếp tục cho đến 8 giờ 20 khi con cho bắn một hoả hiệu.

Cũng may con không về TĐ2 TQLC như theo lệnh lúc đi Mỹ về. Họ bị thiệt hại rất nặng ở Cửa Việt như ba chắc đã nghe được ở đài BBC.

Và từ lúc đó đến giờ không còn nghe tiếng súng nữa. Họ ra khỏi vị trí cắm cờ. Bên con cũng vậy. Những lá cờ nằm cách nhau đôi khi chỉ có hai thước. Chúng con nhào qua bên kia bắt tay, mời thuốc quên rằng cách đây 10 phút còn chém giết nhau. Ngày hôm sau con cho chấm dứt những cuộc tiếp xúc, bên nào bên ấy ở. Vì họ phái những chính trị viên ăn nói thật hay đến nói chuyên với binh sĩ thật tình đến khờ khạo của mình. Ăn nói không lại. Lâu lâu chính con qua nói chuyện thôi! hay chọc ghẹo những nữ cán bộ.

Cũng may con không về TĐ2 TQLC như theo lệnh lúc đi Mỹ về. Họ bị thiệt hại rất nặng ở Cửa Việt như ba chắc đã nghe được ở đài BBC.

Quảng Trị 24-2-73

Con vẫn bình an. Những tuần qua tình hình có khi găng với bên kia tuy không đi đến chỗ nổ súng. Bây giờ thời yên hẳn. Nhưng cũng phải đề phòng không để họ qua mặt, chiếm đất cắm cờ. Riêng chỗ của con thì hai bên giữ nguyên vẹn như lúc ngưng bắn và họ cũng không dám ra khỏi những chỗ họ ở cũ.

Có nhiều chuyện cũng buồn cười lắm. Lâu lâu họ đem những đoàn văn công đến nơi giáp nhau để diễn. Hầm hố và giao thông hào đôi bên cách nhau 20,30m, ở giữa có làm hai cổng treo cờ và một căn nhà do hai bên dựng lên để ngồi nói chuyện. Bây giờ thì con cấm không cho qua cổng hay đến nhà đó nữa. Những đoàn văn nghệ và nữ ca sĩ hát và hò.

Họ cũng nói phét lắm. Bên họ mỗi đại đội có hoả đầu vụ, nấu cơm gánh lên cho họ ăn. Họ nói họ ăn điều độ và đầy đủ nhưng anh nào cũng xanh xao.

Lính mình không thích nghe chèo cổ nên chả thèm nghe mà chỉ ngồi bên này chọc ghẹo và cười. Họ cũng nói phét lắm. Bên họ mỗi đại đội có hoả đầu vụ, nấu cơm gánh lên cho họ ăn. Họ nói họ ăn điều độ và đầy đủ nhưng anh nào cũng xanh xao. Con nói với họ lính của con cứ phát đồ ăn cho họ, họ muốn ăn lúc nào thì ăn không cần giờ giấc.Muốn nấu kiểu nào cũng được. Đó là tự do kiểu miền nam. Muốn ăn nói sao cũng được.

Mời thuốc họ không hút, bảo là thuốc Mỹ. Không bao giờ thấy họ tự nhiên hay hồn nhiên như mình. Mình cười giỡn, đùa, chửi nhau. Họ thì không, không dám thổ lộ sợ đồng chí khác nghe...

Lúc đi Mỹ con có hai người bạn. Trung uý cả, cùng đi với con. Hôm về Vn họ về đơn vị TQLC khác. Cả hai đều bị thương nặng trong những ngày tiếp theo cuộc ngưng bắn tại Cửa Việt. Như vậy là trong toán 10 người lúc trước đi học anh văn tại Sàigòn cách đây 9 tháng con là một trong hai người còn cầm súng. Tất cả những người khác đều bị loại ra khỏi vòng chiến bằng cách này hay cách khác. Có phước thì bị thương vô phước thì mất xác...

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

Quân phục US

Mũ 6 múi, nón kết, vành rộng US

Áo Jacket M65

Giày Lính Boot quân đội

Xe Đạp Retro cổ điển

Thời trang Jeep cao cấp

 

Thông tin chi tiết

Cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ thông tin, đây là phiên bản thử nghiệm, các bạn có đóng góp chia sẻ về nội dung, hình ảnh và sản phẩm muốn hợp tác vui lòng liên hệ qua email thoitrangquandoi.com@gmail.com
Copyright 2006 Thời trang quân đội . All rights reserved.
Link conect Đá phong thủy | Trầm hương | Xì gà | nuoc hoa chinh hang | Xì Gà Cuba