Nổ máy lên, vì đời là những chuyến đi dài, những giấc mơ dài !

Showing posts with label phuot-360.html. Show all posts
Showing posts with label phuot-360.html. Show all posts

Danh sách Xe khách Hà Giang (cho anh em đi bụi)

Chào các thánh thích du lịch Hà Giangphượt bụi Hà Giang, topic chia sẻ danh mục các xe khách Hà Giang cho anh em thích lang thang, phượt bụi và khám phá mảnh đất đầy hấp dẫn này. Chúc anh em lựa chọn được cách đi tốt nhất.

phuot ha giang


Xe khách Ngọc Cường

Tuyến đường/ Giờ khởi hành/giá dự kiến

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 12h30 (giá 150k/khách) – 20h15 (giá 200k/khách) – 20h30 (giá 200k/khách)

+ Từ Hà Giang -> Hà Nội: 11h30  (giá 150k/khách) – 20h30 (giá 200k/khách) – 21h00 (giá 200k/khách)

Điện thoại: 098 202 66 11

Xe khách Hải Vân

Tuyến đường/ giờ khởi hành/ giá dự kiến

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 21h00 (giá 200k/khách)

+ Từ Hà Giang -> Hà Nội: 20h30 (giá 200k/khách)

Điện thoại: 0944 962323, 04 37222588 hoặc 0946 692323

 Xe khách Cầu mè

Xe ghế ngả chạy ngày: giá 150k/khách

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 7h30 am, 9h30 am

+ Từ Hà Giang -> Mỹ Đình: 8h20 am, 10h30 am

Điện thoại: 0946 445 099, 0946 445 369

Xe giường nằm chạy đêm: giá 200k/khách

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 21h00 mỗi hàng đêm

+ Từ Hà Giang -> Mỹ Đình: 21h00 mỗi hàng đêm

Điện thoại: 0948 773 033, 0946 508 479

Xe khách Băng Phấn 47 và 42 chỗ

Chỉ chạy đêm đều xuất phát lúc 21h00

Giá dự kiến: 200k/khách

Điện thoại: 0219.388.7867 – 0915.223.171

Xe khách Khải huyền 47 chỗ

Chỉ chạy đêm đều xuất phát lúc 21h00

Giá dự kiến: 200k/khách

Điện thoại: 0913.271.384 – 0979.384.384

Xe khách Hưng Thành

+ Từ Mỹ Định -> Hà Giang: 8h30 am – 19h30 pm – 20H30 pm.

Điện thoại: 0988.287.741

+ Từ Hà Giang -> Mỹ Đình: 6h05 am – 13h05 pm – 19h50 pm

Điện thoại: 0989.416.416

Giá dự kiến: Ngày 150k/khách . Đêm 200k/khách

Xe khách Ngọc Sơn

+ Từ Hà Giang -> Hà Nội: 7h00 am những ngày chẵn âm lịch

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 12h30 trưa, những ngày lẻ âm lịch

Giá dự kiến: 200k/khách

Điện thoại: 0913 036 456

Xe khách Quang Vinh

+ Từ Hà Giang -> Hà Nội: 7h00 am những ngày chẵn âm lịch

+ Từ Mỹ Đình -> Hà Giang: 12h30 trưa, những ngày lẻ âm lịch

Giá dự kiến: 200k/khách

Điện thoại: 0912 502 267
Sưu tầm

Lão phượt thủ rong ruổi trên những cung đường

Ở tuổi thất thập cổ lai hy, ông Phương Sơn (An Dương, Hà Nội) vẫn thích độ xe, mê đi phượt những cung đường mạo hiểm. Ông cụ có tới 3 con "ngựa chiến" phân khối lớn phục vụ các chuyến đi.

Trở về nhà sau khi dẫn đầu đoàn múa lân, rước kiệu từ đình làng Yên Phụ ra chùa Trấn Quốc, ông Phương Sơn không hề vương một chút mệt mỏi. Mái tóc ông dài, bạc trắng được búi gọn phía sau, râu dài bạc phơ, nước da hồng hào, bước chân khỏe khoắn, và chất giọng sang sảng.

Hơn 1/4 thế kỷ, ông Sơn là người dẫn đầu đội múa lân, đánh trống mỗi dịp hội làng. Gần bước sang tuổi 80 nhưng ông vẫn làm được những việc mà các cụ cùng tuổi mơ ước: Buổi sáng đi quyền, luyện khí công, bốc thuốc chữa bệnh, chiều chơi tennis, tối dạy võ. Thỉnh thoảng, ông lại tụ tập cùng hội xe XHCN mà ông là thành viên, lên kế hoạch cho chuyến đi đến những miền xa xôi của đất nước.

Mùng 4 Tết vừa rồi, ông Sơn và hội xe đi du xuân 4 ngày từ Hà Nội lên Pác Bó (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Tháng 10/2013, nhóm ông đi Hà Giang, tặng quà cho trẻ em trường PHCS Lao Chải. Vào tháng 5/2013, nhóm đi nông trường chè Hòa Bình... Tuổi cao nhất hội chơi xe XHCN nhưng ông Sơn có máu xê dịch không kém bất kỳ ai.

lao phuot

Ở tuổi 78, lãng tử Phương Sơn vẫn giữ được sức vóc tráng kiện, dẻo dai, nước da hồng hào, mái tóc dài búi cao như ông tiên. Ảnh: Phan Dương
Ông cụ sở hữu dàn máy ảnh, máy quay phim cổ và ba chiếc xe để đi phượt, gồm chiếc Honda Custom chạy tối đa 90 km/h, rất tiết kiệm nhiên liệu, chiếc Honda LA hầm hố, chạy rất êm kể cả khi lên dốc. Xe này có thể chạy 120 km/h vẫn rất nhẹ nhàng và được ông ưng ý nhất. Chiếc xe thứ ba là Sidecar mang đậm phong cách thời chiến, thuận tiện để ông chở thêm một người bạn đồng hành.

"Mỗi chuyến đi hơn 1.000 km, một cung đi 300-400 km một ngày. Chúng tôi thử hết các loại địa hình, thời tiết như đèo, dốc, trong trời mưa trơn, trượt... ", ông cho biết.

Trong chuyến du xuân vào mùng 4 Tết có hơn 20 xe tham gia, ông Sơn đồng hành cùng con 3 bánh. Đây là chuyến đi thử thách qua các đèo nguy hiểm. Từ Hà Nội lên Pác Bó phải qua 5 đèo, từ đó đến Mẫu Sơn qua 3 đèo. Chiếc xe 3 bánh của ông chạy rất tốt. Lúc lên dốc không bị trôi, xuống đèo toàn khúc cua gấp tay áo, chạy 50-60 km/h.

Theo ông, trong tất cả chuyến phượt, kinh khủng nhất là đến Lao Chải (Vị Xuyên, Hà Giang). Điểm trường ở đây cách thành phố 50 km. Xe cộ chạy ngon lành suốt 45 km, nhưng đến vài km cuối, đường bùn đất sình lầy, chạy xe mất 4 tiếng. Ông Sơn chạy con LA máy rất khỏe, không bị ngã nhưng đến nơi cũng thấm mệt. Đêm đó gió mùa về, lại không có chăn đắp, nhưng ông và đoàn xe vẫn ngủ li bì.

"Mùa đông đến nhưng trẻ em ở đây không có quần áo ấm, toàn đi chân đất. Chúng tôi 'tăng bo' hơn 4 tấn hàng gồm đồ ăn, quần áo, sách vở, giường chiếu, tivi, đầu vi tính đến cho các em. Trong các chuyến đi của chúng tôi, ngoài mục đích thử thách sức chịu đựng, độ dẻo dai, đua tốc độ, còn đi vì khám phá các vùng đất, tìm nơi khó khăn để quyên góp giúp đỡ", ông Sơn cho biết thêm.

Cụ ông lãng tử trên những cung đường Phượt
lao phuot thu

Ông Sơn trên những cung đường phượt nguy hiểm. Chiếc xe 3 bánh thời chiến được ông dùng trong chuyến du xuân mùng 4 Tết vừa qua. Ảnh: NVCC.

Căn nhà 4 tầng của ông Sơn nằm ngay mặt phố An Dương. Mấy chục năm nay đây là địa chỉ quen thuộc của người bệnh đến bốc thuốc. Ông Sơn nhấp ngụm trà sen được vợ kỳ công tẩm ướp, vuốt bộ râu dài, cất giọng sang sảng nói về mình:

Chân dung lãng tử
Lòa xòa tóc bạc xõa bờ vai
Trắng xóa đắm say những miệt mài
Xuân hạ thu đông luôn khởi sắc
Vẫn nguyên khí khái một thời trai.

Ông Sơn là con duy nhất trong một gia đình gốc Hoa. Thuở thiếu niên, bố mẹ gửi ông theo học một cư sĩ nổi tiếng. Trí thông minh, tính cách phóng khoáng nên ông được thầy quý nhất. Sư phụ xem tử vi thấy cuộc đời ông nhẹ bẫng, thênh thang nên đặt cho tên hiệu Lãng Tử và cái tên Lãng tử Phương Sơn có từ ngày đó. Bạn bè, hàng xóm còn gọi ông là ông tiên, ông lão mê phượt. 

Thời trẻ, ông dạy võ trong đình làng ở Yên Phụ. Cũng chính nơi đây, hằng ngày cô thiếu nữ Ngọc Vinh vẫn lén nhìn qua cửa ngắm nhìn chàng lãng tử dạy võ, giỏi đàn guitar. Tiếng đàn gắn kết đôi trai gái trẻ. Họ kết hôn và sống cuộc đời hạnh phúc từ bấy đến nay.

lao phuot thu

"Khi đùa em nhỏ nhẹ/ Không là Nghệ nghe anh/ Chỉ muốn anh là Gừng/ Để đừng quên năm tháng/ Chẳng phải Nghệ nhẹ dạ/ Đặng mình Gừng thủy chung/ Mà dòng đời nghiệt ngã/ Sự dại khờ mông lung" - thơ ông Sơn tặng vợ. Ảnh: NVCC.
Ông Sơn mở một hiệu thuốc, kiếm sống bằng việc chữa các bệnh khớp, gan, vô sinh... Mỗi ngày ông chỉ chữa bệnh 4 tiếng buổi sáng. Đến chiều, ông chơi thể thao, và buổi tối dạy võ miễn phí cho mọi người. Mấy chục năm qua, ông có hàng nghìn học trò ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng từ nhỏ đến những người già cả.

Ông cụ bộc bạch, ba nguyên tắc sống của ông là quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù. Từ xưa đến nay, ông luôn thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Buổi sáng uống một chút nước đậu, buổi trưa ăn thật no. Buổi tối thường chỉ ăn bìa đậu, chút hoa quả. Dành thời gian lớn trong ngày luyện tập thể dục thể thao, ông còn soạn bài giảng tiếng Hán để đầu óc minh mẫn hơn.

Bà Ngọc Vinh (73 tuổi, vợ của ông Phương Sơn) chia sẻ thêm, sức khỏe bà không tốt nên không thể tham gia cùng chồng trong những chuyến đi phượt. Mỗi chuyến ông đi, biết là nguy hiểm nhưng bà tin vào sức khỏe và độ dẻo dai của chồng do đã luyện tập võ nghệ, ăn uống điều độ mấy chục năm qua.

"Từ trước đến nay, ông ấy toàn là người chăm sóc tôi và gia đình. Tính ông cẩn thận nên tôi cũng không lo lắng lắm. Mỗi lần ông ấy đi, tôi thường nghe thời tiết, nhắc ông kiểm tra xe cộ và mang đồ dùng đầy đủ", bà Vinh cho biết.

Theo Phan Dương

Khởi tranh giải đua xe địa hình tại Dambri - Lâm Đồng

Giải đua ôtô địa hình Dambri Challenge 2014 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 22 đến 26/2 tại khu du lịch Dambri, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 30 đội đua đến từ các vùng miền trên cả nước sẽ trổ tài off-road trong 3 ngày chạy xe xuyên 110km đường rừng.

xe dia hinh

So với giải Saigon Adventure Trophy năm 2012, cũng tổ chức tại KDL Dambri, cuộc thi Dambri Challenge được tiến hành thi đấu dài ngày hơn, số lượng đội dự thi nhiều hơn.

Ông Phạm Diên, Phó chủ tịch CLB ôtô địa hình Hà Nội, thành viên ban trọng tài giải kỳ này, nhận định: “So với một số cuộc thi ôtô địa hình khác có tính chất trải nghiệm là chính, Dambri Challenge kỳ này nổi bật và khó khăn hơn với tính chất đối kháng quyết liệt. Cũng chính vì vậy, BTC đặt ra tiêu chuẩn cao hơn theo hướng chuyên nghiệp hơn về cả kỹ năng của VĐV và chất lượng xe thi đấu. Xe thi đấu là loại 2 cầu được sản xuất chính hãng, có thể cải tiến động cơ, hệ thống truyền động, dàn phuộc nhún, cấu trúc khung xe. Riêng các loại xe tự chế không được tham gia. Cách tính điểm cũng bổ sung những quy định khó hơn”.

giai dua xe dia hinh

Về cơ bản, lộ trình thi đấu là sự kết hợp giữa đường đất, đường rừng huyện Di Linh, các dốc cao và chạy qua suối. Đại diện BTC cho biết “chi tiết lộ trình bài thi cụ thể như thế nào thì đến sát thời điểm thi đấu mới công bố. Bên cạnh đó, vào trưa ngày 22/2 ban trọng tài sẽ kiểm tra xe về điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị an toàn… để công nhận đủ tiêu chuẩn thi đấu theo quy định”.

dua xe dia hinh

Với tính chất khắc nghiệt của cuộc thi, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng lái xe và các hiểu biết khác để tồn tại trong thiên nhiên hoang dã, BTC cảnh báo các VĐV các vận động viên phải có mặt đúng giờ để cập nhật thông tin quan trọng. Ngoài ra, mọi người cần đem theo xe các vật dụng và thực phẩm phục vụ cho ít nhất 3 ngày sống trong rừng. Đối với chặng thi đấu khó nhất trong giải đấu, đó là quãng 110km xuyên qua địa hình rừng núi thiên nhiên khắc nghiệt hiểm trở, các VĐV được quyền phối hợp theo nhóm tối đa 5 xe/nhóm để thuận tiện hỗ trợ nhau khi gặp sự cố.

xe dia hinh

xe dia hinh

xe offroad

Sơ đồ cung đường thi đấu thử thách nhất (Theo Sử Tuấn)

Kinh nghiệm phượt Sapa

sapa
Du lịch khám phá Sapa như khám phá một cô gái của núi rừng còn mang dáng vẻ e ấp, luôn quyến rũ những ai yêu vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp rực rỡ của núi ngàn.

Sapa còn mang đậm văn hóa bản sắc của các tộc người anh em: H’mông, Dao, Tày, Dáy, Xa Phó… luôn là điểm khám phá lý thú đối với bất kỳ ai. Một trong những cách khám phá Sapa một cách thực sự hấp dẫn là đi phượt Sapa bằng xe máy xuyên qua các làng bản và nương đồi.

Nếu bạn có ý định đi phượt SaPa trong mùa thu này thì dưới đây sẽ là sự chia sẻ kinh nghiệm phượt SaPa bạn nên tham khảo để phục vụ cho chuyến phượt của bạn.

sapa

Thời điểm cho chuyến phượt:

Thời điểm tốt nhất để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.

Tháng 4 – 5, bạn sẽ được thấy cảnh người dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang của họ. Và đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp.

Tháng 9 – 10 vào mùa lúa chín, khi ấy khắp mọi góc nhìn Sapa đều rực vàng.

Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng tuyết và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào. Thời điểm này được rất đôi bạn trẻ chọn để đi du lịch tại Sapa, để một lần được thấy tuyết rơi ngay trên quê hương Việt Nam mình.

Du lịch Sapa cần chuẩn bị những gì?

Ví dụ: quần áo (jean 2, áo phông 4, quần vải 1…) – xe (sửa bánh, phanh, đèn…) – ví (tiền, cmnd, bằng lái, bảo hiểm, đăng ký xe…) và bạn có thể tham khảo cách làm trên để tránh quên mang đồ:

- Tiền: chi phí tùy thuộc vào cách bạn đi và sinh hoạt như thế nào. Bạn sẽ cùng nhẩm tính số tiền phải mang theo ở dưới bài viết này.

- Quần áo: mang theo quần áo gọn – nhẹ. Mùa hè ở Sapa rất mát bạn có thể mang quần áo bình thường như mặc ở nhà. Nhưng mùa đông thì lạnh, bạn nhớ mang theo đủ áo ấm, găng tay, khăn, mũ để trống lại cái rét vùng cao. Đi bao nhiêu ngày mang theo bấy nhiêu bộ tránh cồng kềnh, nếu đi lâu thì có thể mang theo một ít bột giặt để giặt quần áo.

- Giày: du lịch ở Sapa chủ yếu là đi bộ nên bạn cần chuẩn bị cho mình một đôi giày leo núi, giày đi bộ hoặc giày thể thao.

- Xe máy & sửa xe (nếu đi bằng xe máy): với quãng đường dài 370km bạn nên đại tu cho chiếc xe của mình trước ngày khởi hành. Nếu lốp, săm, phanh xe quá cũ rồi thì bạn nên thay để đảm bảo an toàn cho chặng đường dài. Bạn có thể mang theo săm dự phòng và đồ sửa xe phòng khi đang leo đèo không tìm được tiệm sửa xe.

- Máy ảnh, điện thoại chụp ảnh tốt: bạn sẽ phải chụp rất nhiều đấy! Nhớ mang theo pin, sạc, một chiếc máy với ổ cứng trống và thẻ nhớ dự phòng.

- Giấy tờ tùy thận: bạn cần CMND để làm thủ tục thuê phòng. Và nhớ mang cả giấy tờ xe nữa (nếu đi xe máy, ô tô)

- Bản đồ du lịch Sapa: bạn có thể mua tại cách quầy tạp hóa, hiệu sách ở Hà Nội hoặc Sapa. Bản đồ du lịch sẽ giúp bạn nắm rõ lịch trình – tiết kiệm thời gian – tránh bị lạc đường.

- Đồ ăn nhẹ: trên quãng đường dài bạn cần bổ sung năng lượng, đi tàu và ô tô thì có thể dễ dàng mua đồ ăn ở các chặng dừng chân. Nhưng tốt nhất là bạn chuẩn bị cho mình một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em bản địa.

- Kính, khẩu trang, khăn, găng tay: những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe khi vượt qua chặng đường dài, trên đường có rất nhiều nơi bụi bẩn.

- Đồ dùng cá nhân: bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng ở khách sạn có sẵn. Nhưng nếu bạn cắm trại ngoài trời thì có thể mang theo hoặc mua tại thị trấn.

Khi chuẩn bị đi bạn nên nhớ một câu nói của Susan Heller”:

“Khi chuẩn bị đi du lịch, hãy bày tất cả quần áo và số tiền mà bạn dự định mang theo. Hãy lấy một nửa quần áo và 2/3 số tiền mà bạn có”

Đi du lịch Sapa bằng cách nào?

Có 3 cách để bạn đến được Sapa: đi xe máy, đi tàu hỏa, đi ô tô.

1. Di chuyển bằng tàu hỏa:

Tàu là lựa chọn của đại đa số những người đi du lịch ở Sapa. Đi bằng tàu hỏa bạn sẽ chỉ lên được tới Lào Cai và mất thêm một lượt xe bus từ ga Lào Cai đến Sapa, giá vé 50.000 VND/lượt.

Giá vé tàu đi Sapa (Hà Nội – Lào Cai) có rất nhiều loại. Trung bình từ 130 – 600.000 VND cho tàu bình thường. Tàu hoả chỉ đi vào ban đêm: chuyến sớm nhất là 19h40, chuyến muộn nhất là 23h00. Thường sẽ mất khoảng 8h cho tuyến Hà Nội – Lào Cai.

Vé rẻ nhất 135.000 VND/lượt cho 1 chỗ ngồi ghế cứng. Tuy nhiên ngồi ghế cứng khoảng 8h là một hình thức hành xác. Tôi đã chọn chiếc ghế cứng này cho chuyến đi và học được một bài học, những người hành khách khác khi mua vé ghế cứng họ chuẩn bị cho mình một chiếc chiếu nhỏ hoặc cái gì đó trải ra nằm dưới gầm ghế ngủ (rất nhiều người làm thế, tôi thấy đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị cho những người đi bụi – nếu bạn không ngại). Còn không sẽ khó mà ngủ nổi với chiếc ghế cứng ấy và khi tới nơi mắt bạn thâm quầng như gấu trúc vì mất ngủ, toàn thân mệt mỏi. Tôi khuyên bạn nên mua vé ghế mềm hoặc giường nằm nếu có điều kiện.

bang ve tau

Giá vé tàu đi Sapa

Ghi chú các ký hiệu:
  • Ga đến: Giá vé tới các địa danh trong lộ trình quý khách muốn tìm hiểu
  • NC: ghế ngồi cứng không điều hòa
  • NCL: ghế ngồi cứng điều hoà
  • NM: ghế ngồi mềm không điều hòa
  • NML: ghế ngồi mềm có điều hòa
  • BnT1: Giường cứng tầng 1 không điều hòa
  • BnT2: Giường cứng tầng 2 không điều hòa
  • BnT3: Giường cứng tầng 3 không điều hòa
  • BnLT1: Giường cứng điều hoà tầng 1
  • BnLT2: Giường cứng điều hoà tầng 2
  • BnLT3: Giường cứng điều hoà tầng 3
  • AnT1: Giường mềm tầng 1 không điều hòa
  • AnT2: Giường mềm tầng 2 không điều hòa
  • AnLT1: Giường mềm điều hoà tầng 1
  • AnLT2: Giường mềm điều hoà tầng 2
  • GP: ghế phụ
Đây là website của nhà tàu để bạn xem thông tin của các tàu khác và chính xác giờ tàu chạy.

Lưu ý bạn cần biết khi đi tàu

Nếu gửi xe máy trước khi lên tàu bạn sẽ bị hút cạn xăng xe nên tốt nhất là bạn đừng đổ đầy bình trước khi đi, như vậy sẽ tặng không cho các anh bảo vệ ở đấy (tôi đã tặng các anh ấy đầy bình luôn).

Và còn một điều nữa, phí gửi xe máy sẽ là 200.000 VND tuy nhiên có thể bạn sẽ phải trả thêm 50.000 VND cho người dắt xe ở đầu Hà Nội và thêm 50.000 VND nữa cho người dắt xe ở đầu Lào Cai. Đây là phí luật rừng, và nó là điều đã làm tôi rất tức tối khi đi tàu Hà Nội – Lào Cai, tuy nhiên nếu biết trước nó là luật bất thành văn thì có lẽ sẽ vui vẻ hơn. Vậy chú ý: không đổ đầy xăng trước khi đi và chuẩn bị sẵn phí phụ vô lý nhé.

2. Di chuyển bằng ô tô khách

Bạn có thể bắt xe khách của hãng Vietbus, Sao Việt, Hưng Thành… tại bến xe Mỹ Đình hoặc 284 Giải Phóng.

Xe giường nằm chất lượng cao:

Hà Nội – Sapa giá vé từ 280 – 300.000 VND/người.

Hà Nội – Lào Cai giá vé 230 – 250.000 VND/người.

Xe khách giường nằm sẽ đi theo hướng quốc lộ 70 qua Yên Bái, Lào Cai, Sapa. Mất khoảng 9h bạn sẽ có mặt ở Sapa.

3. Di chuyển bằng xe máy

Di chuyển bằng xe máy chắc chỉ có dân đi bụi, đi phượt lựa chọn. Sau trải nghiệm đi tàu “tiết kiệm” sợ hết vía tôi chuyển qua đi xe máy về, cũng may vì thế nên biết đường chỉ lại cho bạn. Có nhiều đường để đi Sapa, tuy nhiên 2 cách chính là đi qua Lai Châu và đi qua Lào Cai.

Tuyến đường phổ biến nhất là đi qua Lào Cai rồi lên Sapa: đoạn đường này gần và dễ đi.

Tuy nhiên đi theo lối Lai Châu bạn sẽ được chinh phục hai trong “tứ đại đèo” huyền thoại của Tây Bắc là Khau Phạ dài 30km và Ô Quy Hồ dài hơn 50km. Không chỉ thoải mái chinh phục các con đèo, đi xe máy còn giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho việc di chuyển. Mình đi xe wave alpha đời đầu chỉ mất khoảng 1,5 lần đổ xăng (130.000 VND) là có thể đi thoải mái quãng đường gần 400km, quá ổn cho một người đi bụi và kinh phí eo hẹp. Dưới dây là đường đi Sapa dành cho các bạn đi xe máy hoặc ô tô riêng.

Đi theo hướng Lào Cai:

Cách 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)

di sapa

Hà Nội – Vĩnh Phúc (Các bạn đi qua Cầu Thăng Long, tới ngã 4 Tiền Phong rẽ trái hoặc tới ngã 4 Phú Cường rẽ trái đều được)

ban do sapa

Vĩnh Phúc qua thành phố Việt Trì, đi thẳng lên Đoan Hùng Phú Thọ

di sapa

Từ thị trấn Đoan Hùng bạn hỏi đường đi quốc lộ 70, chạy dọc theo quốc lộ 70 sẽ tới thành phố Lào Cai

sapa

Tới thành phố Lào Cai hỏi đường quốc lộ 4D (hoặc đường đi Sapa)

Cách 2: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai – Sapa (Tổng đường 370km)

Đi theo hướng Lai Châu

Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)

di lai chau

Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Sơn dọc theo quốc lộ 32 bạn sẽ gặp con đèo Khau Phạ dài hơn 30km. Sau đó tới Mù Căng Chải và rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn

di sapa

Tới đây bạn lại được chinh phục con đèo Ô Quy Hồ dài 50km, chinh phục 2 trong tứ đại đèo huyền thoại Tây Bắc quả là một cung đường tuyệt vời phải không. Ngoài ra trên cung đường này các bạn có thể ghé qua Thác tình yêu, thác Bạc nằm ngay trên đường từ Ô Quy Hồ tới Sapa nữa đấy!

canh dep sapa

Cảnh đẹp Sapa qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia

Ở Sapa có rất nhiều nơi để khám phá: chinh phục đỉnh Fansipan, tham quan núi Hàm Rồng, nhà thờ đá cổ từ thời Pháp, bản Cát Cát, bản Tả Phìn, tu viện đổ nát, thung lũng Mường Hoa – bãi đá cổ, Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Cổng Trời (đỉnh Ô Quy Hồ), Hang Tiên, Cốc San… đấy là những địa điểm du lịch nổi tiếng.

Có nơi mà khách du lịch rất ít khi ghé đến, ở đấy có một Sapa khác với sự ồn ào náo nhiệt ở thị trấn, một Sapa với vẻ đẹp hoang sơ đậm nét núi rừng Tây Bắc – đólà khi bạn tới những bản làng xa nhất của Sapa như Thanh Kim, Nậm Cang. Để đi hết đoạn đường này khoảng 30km, đường đang xây nên có đoạn hơi khó đi.

sapa

Gợi ý lịch trình du lịch Sapa

Đây là lịch trình cơ bản khi đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa hoặc ô tô khách, tuy nhiên để chuyến đi thêm thú vị bạn nên khám phá những địa điểm mới và cách đi mới.

Đêm thứ 1: Mua vé tàu hoặc vé xe ô tô khách (nên mua vé trước nếu đi vào các dịp lễ để tránh tình trạng hết vé)

Mua đồ ăn nhẹ để ăn trên đường đi hoặc có thể mua của những người bán trên tàu, đường quốc lộ đồ ăn khá rẻ.

Sáng ngày 2: Sáng sớm tàu có mặt tại ga Lào Cai đi xe bus, ô tô khách lên Sapa (Nếu đi ô tô khách thì bỏ qua bước này). Khi lên tới Sapa tìm khách sạn để đặt phòng và mua bản đồ du lịch.

Ngày đầu tiên nên đi những địa điểm gần thị trấn trước như: nhà thờ đá cổ, núi Hàm Rồng (vé vào cửa 70.000 VND/người), bản Cát Cát (40.000VND/người). Đi hết những địa điểm này có thể mất cả ngày và tất cả đều là đi bộ, tránh thuê xe ngày đầu để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đi nhanh hơn thì có thể kết hợp đi thăm các địa điểm khác như thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn. Về khách sạn nghỉ ăn tối, buổi tối có thể ra trung tâm thị trấn dạo chơi, mua sắm hoa quả, ăn đồ nướng.

Sáng ngày 3: Thuê xe máy tự lái để đi lại thuận tiện (120 – 200.000 VND/ngày đủ loại xe Minsk, Win, Wave, tay ga…) thủ tục đơn giản chỉ cần để lại CMND. Bắt đầu tham quan những điểm du lịch bản Thu Lũng Mường Hoa, Bãi đá cổ, Tả Phìn (20.000 VND), tu viện đổ nát, Tả Van, Thanh Phú, Bản Phùng, Bản Hồ, Nậm Cang (Giá vé vào cửa 40.000 VND). Đi hết những địa điểm này có thể mất nửa ngày hoặc cả ngày tùy vào bạn đi nhanh hay chậm. Nếu đi nhanh bạn có thể quay trở về thị trấn và đi Sa Pả (cùng đường đi ban đầu, lối rẻ ở ngay đoạn rừng tre)

Chiều tối ngày thứ 3: trở về khách sạn nghỉ ngơi, bạn có thể dạo phố, tắm lá của người Dao để thư giãn nếu cơ thể mệt mỏi.

Sáng ngày thứ 4: bạn có thể dọc theo đường đi Lai Châu lên thăm Thác Bạc, khu nuôi cá hồi, Trạm Tôn (trong này có đường leo Fansipan, Thác Tình Yêu rất đẹp (Giá vé 30.000 VND/người), cổng trời (đỉnh đèo Ô Quy Hồ) hùng vỹ, ngồi ăn trứng nướng, cơm lam, thịt nướng và uống nước lá ngọt tại quán ven đường ở đây cũng rất hay.

Trưa ngày thứ 4 là bạn đã đi gần hết những địa điểm du lịch của Sapa rồi, còn một nơi khó đi nhất và tốn nhiều thời gian nhất là chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại nữa thôi. Tuy nhiên để vừa du lịch vừa trekking Fansipan cần phải rèn luyện sức khỏe và mang theo đủ tiền, theo tôi thì nên chia làm 2 lần để có đủ thời gian đi mà lại không bị dồn chi phí.

Thường thì một chuyến du lịch Sapa sẽ là 3 ngày 4 đê. Tới đây bạn đã nhẩm tính được chi phí dành cho chuyến đi của mình rồi chứ?

- Vé tàu khoảng 200.000 VND/lượt và vé bus 50.000 VND/lượt (dành cho người đi tàu) mất 500.000 VND cho 2 chiều.

- Tiền ăn ngày 3 bữa, trung bình 40-50k/bữa sẽ mất khoảng 150.000 VND/ngày – tổng khoảng 500.000 VND

- Tiền nhà nghỉ, khách sạn: nếu thuê được rẻ trung bình 150.000 VND/ngày (Khách sạn thường tính tới 12h trưa ngày hôm sau là một ngày) thêm 500.000 VND nữa

- Tiền thuê xe: 120 – 200.000 VND/ngày và 70.000 VND/ngày tiền xăng bạn sẽ mất khoảng 3 – 400.000 VND

- Tiền mua vé, gửi xe khoảng 200.000 VND cho tất cả các nơi (Gửi xe ở Sapa rất rẻ và an ninh thì khác hẳn với Hà Nội, không lo sợ mất kể cả có để ở dưới đường mà leo lên núi cả buổi cũng chẳng sợ mất)

Tính tổng chi phí tối thiểu khoảng 2.000.000 VND. Tuy nhiên, bạn có thể cắt giảm tối đa từ tiền đi lại (bằng việc đi xe máy) và ở nhà nghỉ giá rẻ khoảng 100 – 120.000 VND/ngày sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Bây giờ du lịch Sapa trở nên dể dàng hơn, bởi các tour du lịch SaPa của các công ty lữ hành luôn ra giá hấp dẫn, lịch trình rõ ràng với nhiều loại phương tiện đi lại bạn thích. Bạn có thể tham khảo.

Các bạn còn chần chừ gì cho chuyến phượt hấp dẫn này, khoác ba lô lên chuyến phượt đến SaPa của bạn bắt đầu.

Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Bản đồ phượt SaPa
  • Kinh nghiệm du lịch bụi Sapa
  • Tour Sapa giá rẻ
  • Chi phí phượt SaPa
  • giá vé tàu đi SaPa
  • Phượt SaPa bằng xe máy
Xem thêm đồ phượt tại : http://www.thoitranglinh.net/

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

Quân phục US

Mũ 6 múi, nón kết, vành rộng US

Áo Jacket M65

Giày Lính Boot quân đội

Xe Đạp Retro cổ điển

Thời trang Jeep cao cấp

 

Thông tin chi tiết

Cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ thông tin, đây là phiên bản thử nghiệm, các bạn có đóng góp chia sẻ về nội dung, hình ảnh và sản phẩm muốn hợp tác vui lòng liên hệ qua email thoitrangquandoi.com@gmail.com
Copyright 2006 Thời trang quân đội . All rights reserved.
Link conect Đá phong thủy | Trầm hương | Xì gà | nuoc hoa chinh hang | Xì Gà Cuba