Phố Nhà Binh giới thiệu mẫu áo khoác Field Jacket M65 của Mỹ từ chiến tranh Việt Nam, mọi người thường hay gọi là áo Philaket (Đọc lệch từ tiếng Anh sang) hay áo phiêu (field) (nhiều người lờ mờ về áo này còn gọi nhầm là áo Nato - áo Nato là áo khác). Đây là mẫu áo được sản xuất phục vụ cho chiến tranh, rất bền, chắc, màu sắc còn như mới cho tới ngày nay, được sưu tầm và bảo quản rất cẩn thận.
Toàn diện áo Jacket, Field M65/1968 |
Đây là sản phẩm được đặt may phục vụ cho chiến tranh, chủ yếu là bộ binh Mỹ và lính VNCH mặc.
1. Có 2 loại áo: khóa nhôm và khóa đồng.
- Khóa đồng được sản xuất trước những năm 1951 (mẫu áo M51) tuy nhiên do thời tiết tại Việt Nam không giữ được độ bền của khóa đồng và vải áo vì khóa đồng nhanh bị gỉ sét màu xanh. Sau này (từ năm 1970 trở ra) lại tiếp tục sản xuất áo khóa đồng).
- Năm 1965, Mỹ cho thay thế toàn bộ 100% đồng phục bộ binh là áo Jacket M65 khóa nhôm, chất lượng cao hơn rất nhiều, đồ bền khóa cũng lớn hơn, áo càng sử dụng thì màu áo càng đẹp và khóa áo càng sáng.
2. Hãng sản xuất áo khoác Jacket M65: Có nhiều hang đứng ra may áo Jacket M65 cho quân đội Mỹ, trong đó điển hình kể đến 2 nhãn hiệu hàng đầu là Alpha Industry (Nổi tiếng với thương hiệu áo Pilot) và ALLEN OVERALL, JONH OWNBEY, ....
Các hãng này đều sản xuất 2 loại áo, một loại là áo phục vụ cho bộ binh chiến đấu và loại 2 là sản xuất bán ra ngoài cho dân sự (bao gồm các lực lượng khác) cũng là hàng rất tốt, được sản xuất cùng thời kỳ.
Các hãng này đều sản xuất 2 loại áo, một loại là áo phục vụ cho bộ binh chiến đấu và loại 2 là sản xuất bán ra ngoài cho dân sự (bao gồm các lực lượng khác) cũng là hàng rất tốt, được sản xuất cùng thời kỳ.
3. Nhận diện áo khoác M65
- Cổ áo: Áo Jacket M65 bao giờ cũng có cổ áo dày dặn, có khóa đằng sau để bên trong là mũ áo. 1 chiếc áo nghiêm chỉnh sẽ có 3 đường chỉ may khóa áo đăng sau, 2 đường chỉ trên và 1 đường chỉ dưới. Khóa áo cổ sau cùng loại với khóa áo chính. Có thêm 2 lỗ cúc để đính cổ bông.
- Thân áo: Thân áo 2 lớp, dày dặn, vải lì nhẵn nếu mặc nhiều năm, vải thô xù nếu còn khá mới, trông đanh vải. Có 2 màu chính là màu xanh Oliu (OG107) và màu cỏ úa. Có thể nói là nếu áo mới thì lì, và miết tay thì hơi gai gai, mặc 1 thời gian thì xù lông lên, rồi mặc lâu lâu lại nhẵn trở lại.
- Túi áo: Áo jacket M65 có 4 túi áo, 2 túi trên ngực nổi dạng túi xéo và 2 túi dưới là túi chìm, thường dùng cúc bấm bằng đồng, lắp túi áo dạng lắp chéo. Riêng túi áo dưới phía trong, có màu trắng hoặc màu xanh. Áo các năm từ 1965 - 1968 thường là màu trắng, còn lại màu xanh, tuy nhiên phụ thuộc vào hãng sản xuất, chứ không phụ thuộc vào năm sản xuất
Một chiếc áo Jacket M65 chuẩn năm 1968 |
- Khóa áo: khóa nhôm và khóa đồng, chạy bằng 2 đường chỉ chặt chẽ, khóa áo được đóng dập kiểu dạng khóa mở (Nhiều người làm lại được khóa này). Trên mặt cục khóa thường có chữ 7/7 hoặc scovill,.... khóa áo Mỹ bao giờ cũng ngược với khóa áo Việt Nam (như kiểu áo nữ khuy đóng bên tay trái).
- Dây áo: Dây áo có dây đai hông và dây đai cạp, có dạng dây chun, có dạng dây dù, được tóm gọn gàng rất đẹp.
- Tay áo: Tay áo Jaket M65 Mỹ luôn được tóm 2 đường may ở tầm ngang khuỷu tay. Tay áo được mở rộng nhờ 1 miếng vải chữ V cán vào tay áo, miếng cán chữ V có 2 loại, là vải dù hoặc vải giống vải áo. Và tay áo M65 luôn mở rộng xuống với có 1 miếng dán, người dùng hay gấp lại cho gọn, thực ra là để dán vào găng tay, nếu như có găng tay trang bị.
- Khuy áo: Khuy áo đồng, thường có dập chữ bên trong, 1 số hàng sau 1969 – 1975 không còn đặt cúc kỳ công nữa, nên không có dập.
- Cầu vai áo: bác nào chơi đồ mỹ phải nhớ, hàng cho lính đánh trận là có cầu vai, cài cúc để gắn lon hay các thứ linh tinh, nhưng nếu bắt gặp áo M65 không có cầu vai cũng đừng bỡ ngỡ, đó là dòng áo đặc biệt, dành cho cấp Chỉ Huy không đeo lon, cỡ này không bé đâu, đấy là đội Cố vấn đó các bác.
- Tem áo: Tem áo jacket M65 thường rất rõ ràng về hãng sản xuất, DSA và kích thước áo.
- DSA được ví như là CMND của 1 chiếc áo gồm 1 dãy số ví dụ như DSA-100-68-C-2483, trong đó số 68 là chỉ năm sản xuất.
- Size áo:
- Cỡ S: X-Small Short, Small Short, X-Small Regular, Small regular, Small Long
- Cỡ M: Medium Short, Medium Regular, Medium Long
- Cỡ L: Large Short, Large Regular, Large Long
- Bên dưới là ghi các chỉ số Chest (ngực) và Height (dài lưng) được ghi theo chỉ số đo Inch như 33 – 37, 37 – 41, ..... (Người chơi chưa biết tiếng Anh thường hay gọi là áo 33-37 hay 37-41 để nhận diện áo)
- Ngoài ra còn chỉ số Stock,....
- Các loại tem áo: áo 1 tem, áo 2 tem, áo 3 tem, tùy hàng sản xuất và cấp cho các cấp bậc khác nhau. Màu chữ rõ ràng, không bị vỡ chữ nếu là áo mới. Các mẫu áo Thái thì chữ hay vỡ như là viết bằng bút bị gai ngòi.
Ví dụ tem áo của Thái Lan sản xuất, mặc dù sản xuất những năm 2000 lại đây vẫn ghi DSA 68 |
Tem ái Thái chữ trông rất dại và viết như gai ngòi bút, hơi nhòe |
- Còn loại tem lớn, thường đính ở vạt áo trong tay phải, có ghi hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản, giặt áo,... (nhiều bác không rõ bảo là 10 lời thề của lính :D)
Những chiếc áo M65 trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là hàng sưu tầm và gìn giữ được từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Đặc biệt là khi Tổng kho Long Bình được phá, lính Việt Nam Cộng Sản cũng thích thú với món này, nên có chia nhau mỗi người 1 vài cái, mang về Bắc mặc cho mùa đông, rất ấm áp và bền chặt. Sau nhiều năm chiến tranh đi qua, những món đồ này vẫn được thấy hiện diện trong đời sống của người Việt Nam, đặc biệt là các cựu binh.
Ở Việt Nam hiện nay, các thành phần có tiền, người săn đồ cũ, hoài niềm và bắt đầu hứng thú với việc tìm kiếm nhiều mẫu áo này để làm ao khoac nam, chủ yếu của các năm 1967, 1968, 1969. Đây cũng là những năm Mỹ dồn toàn bộ tâm huyết đầu tư cho Chiến tranh Đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh tại Việt Nam, việc đầu tư tài chính cho Vũ khí và trang bị quân nhu cũng được coi trọng.
Đây cũng là 1 thú vui sưu tầm đồ cũ, nó không chỉ mang tính lưu giữ những kỷ vật của một thời chiến hào hùng, không phân biệt 2 đầu trận tuyến mà thực sự áo khoác Jacket Field M65 là loại áo cực kỳ bền, đẹp và ấm giữa một mùa đông lạnh giá.
Đây cũng là 1 thú vui sưu tầm đồ cũ, nó không chỉ mang tính lưu giữ những kỷ vật của một thời chiến hào hùng, không phân biệt 2 đầu trận tuyến mà thực sự áo khoác Jacket Field M65 là loại áo cực kỳ bền, đẹp và ấm giữa một mùa đông lạnh giá.
Nguồn áo có thể có từ nhiều nơi, từ người sưu tầm, từ cựu binh Cộng Sản và cựu binh VNCH còn ở Việt Nam, thậm chí, cả những cựu binh VNCH đã sang Mỹ cũng mang những chiếc áo này ra bán.
Tuy nhiên, dân chơi đồ chưa sành cũng dễ bắt gặp các loại áo được may mô phỏng, chất lượng cũng khá tốt nhằm trà trộn vào việc lợi dụng thú săn đồ này để lừa khách hàng, các loại áo được mang tên là áo M65 Vùng Vịnh, áo M65 Viễn Dương, áo M65 Tập trận,.... tất cả đều được gia công tại Thái Lan, hay Trung Quốc, thường có DSA 1968 (vì đây là mẫu áo được săn nhiều nhất tại Việt Nam). Thậm chí, các bạn chơi đồ không khéo còn bắt gặp những chiếc áo được làm rất kỳ công như 1 chiếc áo cũ để bán cho khách hàng, những chiếc áo này được gia công tại Đà Lạt Việt Nam (điển hình). Chính tác giả cũng từng bị hớ khi mua từ xa 1 chiếc áo được quảng cáo như là 1 chiếc áo thật.
Nhưng để nhận biết được rõ ràng đâu là 1 chiếc áo thật, đâu là 1 chiếc áo giả thì không phải ai cũng làm được, tác giả gọi vui là Super Fake !
Sau nhiều năm chơi đồ lính Mỹ và sưu tầm được nhiều món kỷ vật chiến tranh, tác giả rảnh rỗi ngồi viết bài viết này, hy vọng chia sẻ 1 chút kinh nghiệm cho anh em mọi miền Tổ quốc có cùng niềm vui và đam mê. Hy vọng anh em đóng góp thêm cho em có kiến thức để hoàn thiện bộ sưu tập của mình.
Chúc anh em chọn được cho mình món đồ ưng ý.
H-G