Trong nhà có mấy trăm tấm hình nổi tiếng nhất về cuộc chiến tranh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất và được nhiều bạn bè anh em bàn nhiều vẫn là tấm Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Việt Cộng.
Chưa nói hết được tính tàn bạo về những cuộc càn quét lớn của Mỹ trên chiến trường Việt Nam, nhưng với một bức hình nhỏ cũng đủ để nói lên được sự tàn bạo như thế nào của cuộc chiến tranh này.
Thiếu Tướng Nguyen ngoc Loan sinh năm 1930 mất năm 1998, ông là Tổng Giám Đốc cảnh sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc nha An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời ông phụ trách Phủ Đặc ủy Trun Ương Tình Báo. Trong bức hình ghi lại Nguyen Ngoc Loan cấm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh tính (được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ngay trong sự kiện Tết Mậu Thân lịch sử 1968 gây xôn xao dư luận thế giới.
1. Con đường binh nghiệp Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, tốt nghiêp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Thân phụ là ông Nguyễn Ngọc Lợi, nguyên là kỹ sư công chánh, Trưởng khu Hỏa xa Huế.
Gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp, ông theo học Khóa 1 Trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ông trở về Việt Nam. Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng hòa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ.
Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Sau chiến dịch này Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.
Năm 1966 Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Do việc thành công trong cuộc bình định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).
2. Lịch sử bức ảnh gây xôn xao dư luận
Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công quân Giải phóng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này. Sau khi bắn, Tướng Loan nói với Eddie Adams: "Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi." và cũng nói với các ký giả chung quanh: "Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi."
Hành động của tướng Loan bị dư luận thế giới lên án vì đã vi phạm Công ước Genève về tù binh chiến tranh, theo đó nghiêm cấm việc xử tử tù binh, nhất lại khi tướng Loan nổ súng công khai trên đường phố mà chưa xét hỏi gì người tù binh.
Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công quân Giải phóng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có tù binh bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.
Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng: "Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng." Tuy vậy, dù người đặc công mặc áo dân sự thì cũng không thể tự ý xử bắn như vậy, bởi Công ước Genève về đối xử với thường dân cũng có điều khoản cấm giết hại thường dân nếu họ không còn khả năng gây nguy hiểm.
Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về sự ân hận đối với Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:
''Tôi đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho một bức ảnh chụp một người đàn ông bắn một người khác. Hai người đã chết trong bức ảnh: người nhận viên đạn đó và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Viên tướng giết người của Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thể nói dối, thậm chí ngay cả không hề bị thao tác ngụy tạo. Chúng chỉ là một nửa sự thật. Điều mà bức ảnh không nói là "Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là một tên ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hoặc ba người Mỹ?" Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa, và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông đã làm là đúng, nhưng bạn phải đặt mình vào vị trí của ông. Bức ảnh cũng không nói được rằng viên tướng đã dành nhiều thời gian của mình để cố gắng xây được thêm các bệnh viện tại Việt Nam cho nạn nhân chiến tranh. Bức ảnh này đã làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi rằng nếu tôi không chụp bức ảnh đó, người khác cũng sẽ làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy áy náy về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn giữ liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện đã được khoảng sáu tháng trước đây, khi ông bị bệnh nặng. Tôi đã gửi hoa khi tôi nghe nói rằng ông đã chết và đã viết, "Tôi rất ân hận. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.
3. Thất sủng và cuộc sống lưu vong
Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, trong một trận chiến vào tháng 5-1968, tướng Loan bị thương gãy chân và phải sang Úc để điều trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để điều chuyển tướng Loan ra khỏi các chức vụ trong An ninh Quân đội và Cảnh sát để thay người của mình vào, hòng chặt đứt vây cánh của tướng Kỳ, khi đó đang là Phó tổng thống. Khi trở về Việt Nam, tướng Loan bị loại ngũ và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng lĩnh.
Sau 1975 Nguyễn Ngọc Loan di tản khỏi Việt Nam. Có thông tin rằng Nguyễn Ngọc Loan phải vất vả lắm mới vào được Mỹ vì người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như Nguyễn Ngọc Loan.
Vào năm 1976, hai dân biểu của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer nộp đơn giùm “Bảy Lốp” kiện Nguyễn Ngọc Loan và yêu cầu Hoa Kỳ trục xuất nhưng việc không thành.
Sau khi định cư Nguyễn Ngọc Loan mở quán ăn nhỏ, Les Trois Continents, ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều người xung quanh thậm chí có người xịt sơn lên quán với dòng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi!"
Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời do bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington, D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:
"Người này là một anh hùng. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người Mỹ], không phải cuộc chiến của họ (người Việt Nam). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."
"Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn và đã viết, "Tôi xin lỗi. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.
Thiếu Tướng Nguyen ngoc Loan sinh năm 1930 mất năm 1998, ông là Tổng Giám Đốc cảnh sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc nha An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời ông phụ trách Phủ Đặc ủy Trun Ương Tình Báo. Trong bức hình ghi lại Nguyen Ngoc Loan cấm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh tính (được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ngay trong sự kiện Tết Mậu Thân lịch sử 1968 gây xôn xao dư luận thế giới.
1. Con đường binh nghiệp Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, tốt nghiêp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Thân phụ là ông Nguyễn Ngọc Lợi, nguyên là kỹ sư công chánh, Trưởng khu Hỏa xa Huế.
Gia nhập Quân đội Liên hiệp Pháp, ông theo học Khóa 1 Trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp năm 1952, ông phục vụ trong Lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon-de-Provence tại Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, ông trở về Việt Nam. Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng hòa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ.
Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Sau chiến dịch này Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.
Năm 1966 Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Do việc thành công trong cuộc bình định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).
2. Lịch sử bức ảnh gây xôn xao dư luận
Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công quân Giải phóng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này. Sau khi bắn, Tướng Loan nói với Eddie Adams: "Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi." và cũng nói với các ký giả chung quanh: "Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi."
Hành động của tướng Loan bị dư luận thế giới lên án vì đã vi phạm Công ước Genève về tù binh chiến tranh, theo đó nghiêm cấm việc xử tử tù binh, nhất lại khi tướng Loan nổ súng công khai trên đường phố mà chưa xét hỏi gì người tù binh.
Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công quân Giải phóng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có tù binh bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.
Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng: "Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng." Tuy vậy, dù người đặc công mặc áo dân sự thì cũng không thể tự ý xử bắn như vậy, bởi Công ước Genève về đối xử với thường dân cũng có điều khoản cấm giết hại thường dân nếu họ không còn khả năng gây nguy hiểm.
Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về sự ân hận đối với Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:
''Tôi đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho một bức ảnh chụp một người đàn ông bắn một người khác. Hai người đã chết trong bức ảnh: người nhận viên đạn đó và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Viên tướng giết người của Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thể nói dối, thậm chí ngay cả không hề bị thao tác ngụy tạo. Chúng chỉ là một nửa sự thật. Điều mà bức ảnh không nói là "Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là một tên ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hoặc ba người Mỹ?" Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa, và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông đã làm là đúng, nhưng bạn phải đặt mình vào vị trí của ông. Bức ảnh cũng không nói được rằng viên tướng đã dành nhiều thời gian của mình để cố gắng xây được thêm các bệnh viện tại Việt Nam cho nạn nhân chiến tranh. Bức ảnh này đã làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi rằng nếu tôi không chụp bức ảnh đó, người khác cũng sẽ làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy áy náy về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn giữ liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện đã được khoảng sáu tháng trước đây, khi ông bị bệnh nặng. Tôi đã gửi hoa khi tôi nghe nói rằng ông đã chết và đã viết, "Tôi rất ân hận. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.
3. Thất sủng và cuộc sống lưu vong
Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, trong một trận chiến vào tháng 5-1968, tướng Loan bị thương gãy chân và phải sang Úc để điều trị. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để điều chuyển tướng Loan ra khỏi các chức vụ trong An ninh Quân đội và Cảnh sát để thay người của mình vào, hòng chặt đứt vây cánh của tướng Kỳ, khi đó đang là Phó tổng thống. Khi trở về Việt Nam, tướng Loan bị loại ngũ và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng lĩnh.
Sau 1975 Nguyễn Ngọc Loan di tản khỏi Việt Nam. Có thông tin rằng Nguyễn Ngọc Loan phải vất vả lắm mới vào được Mỹ vì người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người tàn bạo như Nguyễn Ngọc Loan.
Vào năm 1976, hai dân biểu của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer nộp đơn giùm “Bảy Lốp” kiện Nguyễn Ngọc Loan và yêu cầu Hoa Kỳ trục xuất nhưng việc không thành.
Sau khi định cư Nguyễn Ngọc Loan mở quán ăn nhỏ, Les Trois Continents, ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều người xung quanh thậm chí có người xịt sơn lên quán với dòng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi!"
Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời do bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington, D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:
"Người này là một anh hùng. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta [người Mỹ], không phải cuộc chiến của họ (người Việt Nam). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."
"Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn và đã viết, "Tôi xin lỗi. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi''.