Mỹ lục lại ký ức cựu binh chiến tranh Việt Nam

Robert Szponder, 17 tuổi, là một anh chàng đẹp trai có đôi mắt màu xanh dương. Darlene Bernard vừa bước sang tuổi 15, cô học năm thứ nhất trung học. Họ ngồi tán chuyện trong căn nhà nhìn ra biển ở Miami.

cuu binh my
Bức họa Robert Szponder được đóng góp để xây dựng "bức tường ảnh" của Quỹ Tưởng niệm Cựu binh chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Miami Herald

Szponder sẽ chết trong chiến tranh ở Việt Nam vài năm sau đó. 

Nhưng lúc này, anh và bạn gái mải mê cười đùa vô tư và thắm thiết. Họ đã có những buổi chiều cùng nhau trên bãi biển tưởng chừng như kéo dài vô tận, họ nắm tay nhau, họ cùng nhau nói về tương lai của hai đứa, cho đến khi mà Szponder lên đường nhập ngũ vào mùa hè năm 1968, cách xa bạn gái hàng nghìn dặm.

Hai năm sau, thi thể của Szponder được đưa trả về vùng phía nam Florida. Anh chết bởi một phát bắn trúng tim tại chiến trường Bình Định năm 1970. Robert Allan Szponder khi đó mới chỉ 21 tuổi. Bạn gái của Szponder giữ kín những tấm hình của họ mãi tới 40 năm sau.

Một dự án xây dựng trung tâm về giáo dục chiến tranh Việt Nam, nơi hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc can thiệp quân sự, đang kêu gọi dân chúng cung cấp các tài liệu về những người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Bernard, nay có cơ hội chia sẻ những kỷ niệm về bạn trai xưa, đã lục tìm nơi bà cất giấu những kỷ niệm riêng. Những bức ảnh và câu chuyện về mối tình say đắm của họ là đóng góp nhỏ bé cho chiến dịch tìm kiếm thông tin ở tầm quốc gia, nhằm hàn gắn những lỗ hổng còn lại của chiến tranh.

Trên bức tường tưởng niệm chiến tranh ở Việt Nam, The Wall, tên của những người đã chết được khắc lên đá. Giờ đây, cùng với những bức ảnh, những chi tiết nhỏ nhất từ trong ký ức được khơi lại, để cho mỗi cái tên được nhớ đến đầy đủ hơn.

Bernard, giờ là một phụ nữ 62 tuổi, nói: "Bobby là tình yêu của cuộc đời tôi. Tôi muốn tất cả mọi người biết rằng, Bobby là một người tốt. Ông ấy có tính cách cũng như khiếu hài hước tuyệt vời".

tinh linh
Darlene Bernard tìm tên của Robert Szponder trên Bức tường ghi danh các Cựu binh chiến tranh Việt Nam năm 1998. Ảnh: Miami Herald
Trong hơn 58.000 cái tên trên bức tường tưởng niệm, còn hơn 26.000 tên chưa có ảnh hay những câu chuyện đi kèm để mọi người có hình dung rõ hơn về người lính đó. Vì thế dự án nói trên đang kêu gọi thu thập các hình ảnh, câu chuyện, từng chi tiết xoay quanh những người đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh, xây dựng nên một phần mới có tính tương tác hơn khu tưởng niệm, dự kiến mở cửa năm 2014.

"Những bức hình là rất quan trọng đối với trung tâm và cho khách tham quan. Chúng đưa một con người trở lại cuộc sống thực, đưa đến trước mắt chúng ta những gương mặt", Jan C.Scuggs, chủ tịch quỹ tưởng niệm các cựu chiến binh Việt Nam cho biết.

"Chỉ riêng những cái tên thôi đã có một sức mạnh khủng khiếp rồi, nhưng khi bạn nhìn nó cùng với một hình ảnh, có một điều gì đó khác biệt sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng xúc động. Có lẽ đâu đó một chút cảm giác ớn lạnh nếu đơn giản chỉ là một cái tên và phần ảnh thì bị bỏ trống".

The Wall, khánh thành năm 1982, thu hút khoảng 4,5 triệu khách tham quan mỗi năm. Họ đến đây để tìm kiếm những cái tên thân thuộc của người thân, và cũng để đánh giá đúng mức độ của sự mất mát lớn đến thế nào.

Đài tưởng niệm được trải dài trên hai bức tường, mỗi bức lại chứa 72 bảng ghi riêng biệt. Tên của Szponder được ghi lại trên đó. Hơn một nửa trong số 58.282 cái tên trên tường có một bức ảnh đi kèm hay hồ sơ lý lịch, với hy vọng rằng rồi tất cả những người đã phục vụ trong quân đội Mỹ cuối cùng cũng sẽ được nhớ đến, và sẽ không có câu chuyện nào phải rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, chiến tranh thì đã kết thúc hơn 38 năm về trước và những ký ức thì đang mờ nhạt dần.

"Điều cấp bách hiện giờ là chúng ta cần phải tìm được những bức ảnh đó trước khi quá muộn", Scruggs, một quân nhân từng bị thương, từng được trao tặng huân chương cựu chiến binh Việt Nam, người đã đi đầu trong những nỗ lực thu thập thôn tin cho bảo tàng, nói.

"Chỉ cần mỗi ngày chúng ta nhận được một bức ảnh… Bây giờ rất nhiều trong số đó được gửi đến từ những người anh chị em ruột, trong khi cha mẹ thì đã ở độ tuổi 80-90. Đôi lúc chúng tôi nhận được những bức ảnh hết sức chân thực từ Việt Nam, nơi mà những người bạn thân thiết đã chụp được và đem nó trở lại khi họ quay về".

Năm 2003, tổng thống Mỹ George W.Bush đã ký đạo luật cho phép xây dựng một cơ sở giáo dục dưới lòng đất gần The Wall như một cách giúp các thế hệ tương lai hiểu và đánh giá đúng những di sản để lại.

Một trung tâm như vậy, ước tính mức giá vào khoảng 95 triệu USD, sẽ cung cấp những hình ảnh, hiện vật và câu chuyện về những người đã bị quên lãng.

cuu binh my
Mike Carricarte là anh trai của Louis Carricarte (ảnh đen trắng), một binh sĩ thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam năm 1963. Mike ngồi trầm ngâm bên di ảnh và bộ quân phục của em trai trong nhà tại Miami. Ảnh: Miami Herald
Jameson Barton từ Miami, 23 tuổi, thiệt mạng trong một tai nạn trực thăng quân sự vào ngày 18/10/1971. Dì của anh ấy, bà Wanda đã gửi tới cho trang web của dự án những bức hình của anh khi còn nhỏ và cả những bức khi đã trưởng thành, lúc anh đang đứng cạnh một chiếc máy bay.

Một người bạn của Barton, David Henson, thì viết: "Tôi từng là người hướng dẫn nhảy dù của Jamie, chúng tôi đã có rất nhiều những kỷ niệm vui cùng nhau ở Đại học Florida và những khu nhảy khác ở Florida. Khi tàu cập bến Việt Nam, anh ấy chợt dừng lại và muốn thực hiện một cú nhảy cùng tôi....tôi chắc rằng đó là lần cuối cùng anh ấy thỏa sức bay lượn trên bầu trời. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời cùng nhau".

Năm 1966, John T.Weaver và Richard Alfred Wardrobe, thuộc Fort Lauderdale, trở thành bạn thân, họ cùng học tại Học viện quân sự Miami với nhau. Chỉ 3 tháng sau sinh nhật thứ 18 của mình (tháng 6/1967), Wardrobe, một lính thủy đánh bộ, đã thiệt mạng ở Quảng Trị.

"Anh ấy là người thông minh, chu đáo nhưng nóng vội. Chúng tôi đã hỗ trợ, giúp đỡ nhau rất nhiều. Sau khi hoàn thành năm thứ 2, tôi chuyển sang theo học một trường khác... Lần cuối tôi nhìn thấy anh ấy là lúc chúng tôi ôm tạm biệt vào tháng 6 năm 1966", Weaver viết trong một cuốn hồi ký năm 2004. "Giờ đây, đã 37 năm trôi qua, tôi vẫn nghĩ về anh ấy, vẫn nhớ khuôn mặt, vẫn cảm nhận được sự nóng vội, và vẫn nhớ anh ấy". Bức ảnh của Wardrobe mặc bộ đồng phục đã được gửi dự án bảo tàng từ một nhóm gia đình và những người bạn giấu tên.

Tuy nhiên, với những cái tên khác, không có một bức ảnh nào cho họ, không có chút hồi ức cá nhân nào, thậm chí là những thông tin cơ bản nhất. Bên cạnh tên của họ vẫn còn khoảng trống.

Theo Miami Herald

0 nhận xét :


ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

Quân phục US

Mũ 6 múi, nón kết, vành rộng US

Áo Jacket M65

Giày Lính Boot quân đội

Xe Đạp Retro cổ điển

Thời trang Jeep cao cấp

 

Thông tin chi tiết

Cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ thông tin, đây là phiên bản thử nghiệm, các bạn có đóng góp chia sẻ về nội dung, hình ảnh và sản phẩm muốn hợp tác vui lòng liên hệ qua email thoitrangquandoi.com@gmail.com
Copyright 2006 Thời trang quân đội . All rights reserved.
Link conect Đá phong thủy | Trầm hương | Xì gà | nuoc hoa chinh hang | Xì Gà Cuba