Nổ máy lên, vì đời là những chuyến đi dài, những giấc mơ dài !

Showing posts with label tin-tuc.html. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc.html. Show all posts

Giao lưu ĐỒ BAO CẤP và KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH

Sưu tầm ĐỒ BAO CẤP và KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH là một trong những thú vui thu hút rất nhiều người Việt Nam quan tâm, không chỉ những người đã đi qua thời Bao cấp hay thời chiến mới hiểu được và thích những thứ đồ cũ đó, mà cả giới trẻ ngày nay cũng đang rất chú ý về những thú vui này. Đó là nhu cầu được tìm hiểu và giữ gìn giá trị lịch sử của Việt Nam ta.

do bao cap

"DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"

Đó là lý do chúng tôi tổ chức một buổi giao lưu, chia sẻ với chủ đề:

ĐỒ BAO CẤP VÀ KỶ VẬT NGƯỜI LÍNH 


MỤC TIÊU:

Hiểu được lịch sử và giá trị VĂN HÓA các sản phẩm sử dụng trong đời sống của nhân dân giai đoạn lịch sử từ sau 1954 đến hết thời kỳ bao cấp.
- Hiểu được giá trị lịch sử các vật dụng và trang bị của người lính khi tham gia một trận chiến.
- Quyên góp ủng hộ quĩ cho chương trình từ thiện vùng cao của tổ chức Nhà Ấm.

NỘI DUNG:

- Tham gia trưng bày và thăm quan các sản phẩm được sử dụng trong đời sống nhân dân có liên quan đến lịch sử VN giai đoạn.
- Trưng bày và giao lưu các sản phẩm, vật dụng, kỷ vật của người lính tham gia chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả 2 chiến tuyến.
- Giao lưu và bán đấu giá các hiện vật được sưu tầm, có giá trị lịch sử và văn hóa giữa các thành viên và cá nhân tham gia giao lưu.

THỜI GIAN:

- Thời gian chính thức: 9H00, Ngày 07/12/2014 (chủ nhật tuần này)

ĐỊA ĐIỂM:

- Cafe Nhà Ấm, số 2 ngõ 45 Hào Nam, Hà Nội.
(Cạnh Nhạc Viện Hà Nội)

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
(Các bạn có thể đăng ký tham gia trưng bày đồ và giao lưu đồ theo hotline trên trước ngày 07/12/2014)

PHỤ LỤC:

1. Sự kiện đăng tải trên Facebook tại: https://www.facebook.com/events/689707277808834
2. Sản phẩm đấu giá tại: (cập nhật sau)

Liệt sĩ báo mộng tìm hài cốt - chuyện ma có thật 100%

Em cắm chiếc đũa xuống mộ và đặt quả trứng lên đầu ngọn đũa, nếu đúng là anh thì hãy khiến quả trứng đỗ yên, bằng không thì cho trứng rơi xuống…”. Khi ông vừa đặt trứng lên đầu chiếc đũa thì quả trứng bỗng quay luôn một vòng mới đậu yên khiến cho ông giật mình.

bao mong

Đất nước trải bao phen chiến tranh, hàng triệu người đã hy sinh trên khắp các chiến trường và hiện có biết bao phần mộ còn ẩn khuất nơi rừng sâu núi thẳm, những liệt sĩ may mắn hơn được quy tập về an nghỉ nơi nghĩa trang hương khói đàng hoàng thì cũng còn nhiều lắm trong tình trạng “vô danh”.

Cũng bởi vậy đã có bao câu chuyện tìm mộ liệt sĩ ly kỳ, hư hư thực thực. Nhiều chuyen ma co that 100% bảo đúng cũng được mà bảo là sai, “mộ cha không khóc đi khóc đống mối” cũng khó cãi lại. Lấy gì làm bằng cớ đây? Phải là nói có sách, mách có chứng. Giữa thời buổi khoa học công nghệ mà chỉ kể chuyện chiêm bao mộng mị thế nọ thế kia thì e dễ bị xem mắc chứng hoang tưởng, tâm thần.

Ấy vậy mà câu chuyện “giấc mơ” của ông Hà Quang Hinh, hiện đang cư ngụ tại số nhà 345, đường Nguyễn Trãi, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình, số điện thoại: 0912828693, qua giám định ADN đã khẳng định là đúng 100%.

1. Người anh liệt sĩ của ông Hinh tên là Hà Tất Thế, sinh năm 1951, quê quán: xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 3.1969, đơn vị khi hy sinh: C2, D83 – Quảng Ngãi, QK5, ngày hy sinh 21.4.1971. Liệt sĩ Thế là con thứ tư trong gia đình có 8 anh em trai.

Mặc dù còn bố mẹ và các anh em đều có vợ con nhà cửa đề huề, nhưng ông Hinh vẫn xin với bố mẹ cho được thờ cúng người anh liệt sĩ. Rất có thể từ tấm lòng ấy mới có sự gặp gỡ về tâm linh này. Còn nhớ trong một giấc ngủ say khá dài, chừng nửa đêm về sáng thì ông Hinh gặp cơn mơ lạ lùng. Kể từ ngày anh trai hy sinh tới đêm ấy đã 36 năm, với 28 năm ông nhận việc thờ cúng mà chưa một lần ông mộng mị gì về người anh cả. Trong giấc mơ anh em gặp nhau cứ như đang sống. Cảnh gặp là ở một ngã ba đường.

Ông Hinh mừng rỡ hỏi ông Thế một hồi. Rằng sao còn sống mà anh không về quê? Sao quần áo đóng thùng, giày mũ gọn gàng thế mà xanh tuya rông đâu không thắt? Và rằng, ở nhà người ta báo tử anh rồi, bố mẹ đang hưởng chế độ lương đấy, giờ biết anh còn sống là họ cắt chế độ, nhưng kệ, em cứ báo về cho bố mẹ mừng…

Chừng ấy câu hỏi nhưng ông Thế vẫn lặng thinh, không nói năng gì. Chỉ tới câu hỏi cuối cùng này, “anh đã vợ con gì chưa, nhà ở đâu” thì ông anh mới quay đầu nhìn sang phía bên phải. Ông Hinh nhìn theo thấy một quả đồi thấp, phía chân đồi là khu ruộng trũng có hai người đang bừa với hai con trâu…

Thế rồi ông choàng tỉnh giấc mơ. Vốn là người không tin chuyen ma co that bao giờ, cứ nghĩ chết là hết, việc thờ cúng chỉ là tập tục, có tính nhắc nhớ về tình thân thương máu mủ thôi. Ấy vậy mà giấc mơ đã khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên được nữa. Có gì lay thức lòng dạ khôn nguôi. Chính cái chi tiết “thiếu chiếc xanh tuya rông” trên mình người anh, trong cơn mơ đã làm ông trăn trở, ngờ ngợ.

Cái chi tiết đã làm ký ức trong ông thức dậy. Chả là, lúc còn đóng quân luyện tập ở Quảng Ninh ông Thế có về phép. Lần đó, trước khi trở lại đơn vị ông Thế tặng em trai chiếc xanh tuya rông. Chiếc xanh tuya rông kỷ niệm đó nay đã mất và nếu không có giấc mơ thì chính ông Hinh cũng quên nó lâu rồi.

Hơn thế, giấc mơ còn cho ông Hinh nhớ lại mấy câu thơ người anh viết trong lá thư cuối cùng gửi về nhà:
“Giờ giờ phút phút giây giây
Ngóng trông ngóng đợi, đợi chờ thư cha
Đêm này con ở nơi xa
Nhận được lá thiếp ở nhà gửi lên
Đọc thư con thấy vui thêm
Cha mẹ vẫn khoẻ con thêm tin mừng
…Tạm biệt gia đình đi chiến đấu
Bao giờ thống nhất sẽ về thăm”.

Và cuối thư ghi thêm “Bố mẹ đừng gửi thư cho con nữa, vì không có hòm thư đâu. Con bắt đầu rời đất Bắc rồi”.

chuyen ma co that

Quả phải có gì liên hệ, linh ứng mới nên việc lạ lùng như thế được chứ? Ông Hinh âm thầm với những nghi hồ, trăn trở một mình mất mấy hôm. Đến ngày ông kể giấc mơ với bà vợ và bảo “tôi phải đi tìm mộ bác Thế, bà ạ”, vợ ông tỏ ra đồng tình. Ông bèn tìm đến bạn chiến đấu cùng đơn vị xưa của người anh để hỏi thêm tin tức và được họ cho biết ông Thế hy sinh ở địa bàn huyện Mộ Đức hay Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Vậy là, vin vào hình ảnh giấc mơ, vào chút ít thông tin đó, ông Hinh rủ một người cháu trai – con ông anh thứ 3 – cùng vào cuộc hành trình tìm mộ người anh.

2. Ông Hinh cùng người cháu bắt xe khách đi thẳng vào Quảng Ngãi, sau tới huyện Mộ Đức, về xã Đức Tân, rồi lại qua xã Đức Minh. Từ địa bàn này chú cháu ông tìm tới mấy nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa thấy quang cảnh nơi nào giống cảnh trong giấc mơ.

Ba ngày trọ ở Đức Tân tìm kiếm không kết quả, sang ngày thứ bốn ông bèn đi xuyên qua một cánh đồng rộng thì bất ngờ gặp một ngã ba, nhìn ngắm kỹ ông mới giật mình thấy nơi này y như hình ảnh giấc mơ hiện ra vậy. Kia, bên tay phải là một quả đồi thấp và nghĩa trang đặt ở đó, và kia nữa khu ruộng trũng đang có hai con trâu, so với giấc mơ chỉ thiếu hình ảnh hai người đi bừa…

Ông Hinh kinh ngạc đến rụng rời cả chân tay. Thế là chú cháu ông đi ngay vào nghĩa trang thắp hương cho các phần mộ liệt sĩ. Ông bần thần kiếm phần mộ người anh, đếm nghĩa trang có 580 ngôi mộ thì có tới 2/3 là mộ chưa có danh tính liệt sĩ. Những phần mộ có bia ghi tên liệt sĩ, trớ trêu không thấy tên tuổi Hà Tất Thế đâu. Tuy vậy, gặp quang cảnh ấy trong ông đã nhiều phần thầm tin người anh mình đang an nghỉ ở đó rồi.

Khi đến Đức Minh – Mộ Đức hay ở bên Hành Thịnh – Nghĩa Hành ông Hinh tìm vào trọ nhà ông Trần Nở và ông Nguyễn Tấn Tự, cả hai ông Nở và Tự đều là quân của D83 cũ nên được hai ông rất nhiệt tình đưa đón, tạo điều kiện nơi ăn nghỉ, phương tiện xe máy đi lại. May mắn thêm, ông Tự còn cho ông Hinh số điện thoại của đại tá Tiến, hiện đang công tác ở Bộ Quốc phòng.

Ông Hinh đã gọi điện nhờ anh Tiến truy tìm qua giấy tờ còn lưu ở bộ xem cụ thể địa điểm hy sinh của liệt sĩ, thì thông tin trở lại từ anh Tiến báo “liệt sĩ Hà Tất Thế hy sinh tại thôn An Ba, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”. Ôi, thật trùng khớp, đúng là địa điểm nghĩa trang mà chú cháu ông đang đứng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Vấn đề còn lại chỉ là mộ phần cụ thể của người anh ruột đang nằm đâu trong hàng trăm ngôi mộ vô danh tính kia?

3. Những ngày sau đó ông Hinh tha thẩn qua lại hỏi han các nhà dân quanh các thôn gần đó xem có ai biết được gì cụ thể hơn về việc quy tập phần mộ các liệt sĩ vào nghĩa trang không, nhưng cũng không thu được kết quả gì thêm. Tới buổi chiều ngày thứ 7 ở Hành Thịnh, ông ra nghĩa trang, thắp hương tại lư hương trước lễ đài và lầm rầm khấn, lời lẽ thành thực như tâm sự và khẩn nài hương hồn người anh, rằng “đồng tiền mang theo đã cạn, quả thực anh đang nằm an nghỉ tại đây thì xin đêm nay về nhà ông Nguyễn Tấn Tự, nơi em ở trọ, báo mộng cho em biết mộ anh là ngôi nào, không có thì ngày mai em phải về Bắc…”.

Thật màu nhiệm, đêm đó ông Hinh nằm mơ thấy một con chim xanh, to như một chiếc chăn bông bay từ phía đông nghĩa trang về phía tây. Tỉnh dậy ông thấy run sợ về hình ảnh con chim lạ lùng đó. Sáng ấy ông nói khó với ông Tự: “Anh ra nghĩa trang cùng em nhé, em sợ lắm.

chuyen ma

Ông Tự cười bảo, sợ gì giữa ban ngày ban mặt thế này”. Nói vậy nhưng ông Tự vẫn cùng chú cháu ông Hinh đi xe máy tới nghĩa trang. Buổi sáng sớm, khi cánh cổng chính và cánh phụ bên phải còn đóng, chỉ riêng cánh cổng phụ bên trái mở, hai chiếc xe máy lách cổng phóng vào tới chân bậc tam cấp trước lễ đài thì dừng lại. Ông Hinh được người cháu ngồi trước xe máy hích nhẹ tay, ra hiệu có một con chim sáo đen đang đậu ở lư hương. Khi ba người dựa xe xong thì con chim sáo đen bay rất nhẹ tới đậu xuống ngôi mộ thứ 3, hàng 2, khu B và mổ nhẹ xuống mặt mộ hai cái rồi cất cánh bay về hướng tây mất hút. Ông Hinh bèn đi lại ngôi mộ đó thắp hương, vẫn lời lẽ thật thà, nôm na ông khấn: “Chim đã báo vậy, phải đây là mộ của anh thì xin chứng nghiệm cho em bằng cách thử trứng.

Em cắm chiếc đũa xuống mộ và đặt quả trứng lên đầu ngọn đũa, nếu đúng là anh thì hãy khiến quả trứng đỗ yên, bằng không thì cho trứng rơi xuống…”. Thế rồi ông lấy đôi đũa cùng 4 quả trứng mang theo ra. Quả đầu tiên ông thử, vừa đặt trứng lên đầu chiếc đũa thì quả trứng bỗng quay luôn một vòng mới đậu yên khiến cho ông giật mình, lùi lại, gần như suýt ngã ngửa. Thế rồi ông lần lượt thử đủ bốn lần trên hai chiếc đũa và cả bốn lần quả trứng vẫn đậu. Có lần ông còn để quả trứng ở nguyên trên đầu đũa nửa tiếng đồng hồ, ba người đi thắp hương cho đủ 580 ngôi mộ, khi về quả trứng vẫn đỗ yên trên đầu đũa.

Tới giờ phút ấy, riêng lòng ông Hinh đã tin chắc đó chính là phần mộ của anh trai mình. Ông trở ra Bắc mang theo tin mừng cho gia đình. Sự việc tưởng thế đã xong. Hai cụ thân sinh ra anh em ông, năm 2007 tuổi đã rất cao và các cụ đều mong được sớm đón hài cốt người con trai về quê. Nhưng việc không thể sớm thực hiện vì đa phần anh em nhà ông lại chưa thực tin câu chuyen ma co that. Ý kiến nhiều người nói chỉ tin khi có cơ sở khoa học, nghĩa là phải thử ADN.

Xét ra ý kiến đó có lý. Nó sẽ giúp anh em ông tránh mọi hồ nghi, phiền phức sau này. Chỉ hiềm nỗi năm sau đó ông Hinh bỗng đổ bệnh, phải qua hai phen phẫu thuật và điều trị kéo dài. Tới năm 2010 cụ ông qua đời, cụ bà năm 2012 cũng ra đi. Trước khi mất các cụ vẫn đau đáu một niềm nhắn nhủ là phải đưa được hài cốt người con liệt sĩ về quê hương. Người bố còn nói dỗi “Chỉ tôi là đau đớn thôi. Tôi đang ăn đồng tiền xương máu của thằng liệt sĩ đấy!” Ông Hinh đã thay mặt anh em hứa với bố mẹ.

4. Lần thứ 2 ông Hinh cùng người cháu vào Quảng Ngãi cách lần đầu 4 năm. Đó là năm 2011. Và lần thứ 2 này, nguyên do xui nên cũng vẫn lại từ …giấc mơ. Ông mơ thấy mặt ngôi mộ bị sạt nghiêng đến độ không để được bát nước, khi vào thăm quả nhiên là vậy. Lần đó ông đã mời cô Cao Thị Hạnh – Phó chủ tịch xã Hành Thịnh – ra nghĩa trang xem xét và cùng chú cháu ông tu sửa phần mộ.

Cũng trong lần thăm này ông làm đơn trình lên UBND xã Hành Thịnh cùng các cấp huyện, tỉnh, bộ, xin phép được mở ngôi mộ nghi là của liệt sĩ Hà Tất Thế để lấy mẫu xương liệt sĩ đi thử ADN. Đơn từ qua lại, tới ngày 02.8.2013 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký giấy đồng ý cho phép lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ. Ngày 12.9.2013, ông Hinh vào khai mộ, lấy một miếng xương ống chân dài khoảng 2x2cm mang về Cục người có công, rồi từ cục này chuyển sang cho Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm xét nghiệm AND.

Sau 3 tháng 1 ngày thấp thỏm đợi chờ, tới ngày 13.12.2013 gia đình ông nhận được giấy báo kết quả giám định ADN, số NCC622/CNSH, ngày 3.12.2013, xác định “mẫu hài cốt của phần mộ số 3, hàng 2, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi và mẫu sinh phẩm của ông Hà Quang Hinh… là có liên quan huyết thống dòng mẹ…”. Giấy báo có chữ ký/con dấu của Viện trưởng Trương Nam Hải và Trưởng phòng phân tích Lê Quang Huấn.

Khỏi phải nói khi tiếp nhận giấy báo kết quả xét nghiệm ADN của Viện Hàn lâm khoa học, gia đình ông mừng đến mức nào. Riêng ông mang tờ giấy báo kết quả xét nghiệm ADN đó đặt lên ban thờ, thắp nén hương báo cho hương hồn bố mẹ biết mà không cầm được hai dòng nước mắt. Chưa bao giờ trong đời ông lại xúc động đến vậy. Một nỗi buồn đau xen cùng với niềm vui sướng. Ông đã thực hiện được lời hứa với bố mẹ mình. Sự thật 100% đấy mà đến nay nhiều lúc ông Hinh vẫn nghĩ như mơ.

Ngày 25.12.2013 đại gia đình cùng với các ban ngành xã Song An làm lễ tang đón rước hài cốt liệt sĩ Hà Tất Thế, sau 42 năm hy sinh trở về an nghỉ trên mảnh đất quê nhà, nơi nghĩa trang liệt sĩ xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Cuộc hành trình đi tìm phần mộ người anh của ông Hà Quang Hinh, được khởi đầu qua một giấc mơ kỳ lạ đến kết quả xét nghiệm ADN chính xác, khoa học, quả là một câu chuyện giàu ý nghĩa thực tiễn, giúp cho chúng ta thêm một cơ sở quý giá để trải nghiệm, hiểu biết về những điều kỳ diệu và còn nhiều bí ẩn của cõi thế gian này.

Bật lửa Zippo

bat lua zippo
Chiếc bật lửa Zippo được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1933 bởi công ty Zippo Manufacturing. Kiểu dáng của loại bật lửa này chịu nhiều ảnh hưởng từ một loại bật lửa của Áo và cái tên Zippo bắt nguồn từ “zipper” - khóa kéo.

Ban đầu, những chiếc Zippo được làm bằng đồng thau nhưng sau đó do nguyên liệu khan hiếm nên người ta chủ yếu sử dụng thép để thay thế, về sau vàng khối, bạc khối, đồng khối…cũng được đưa vào sử dụng. Cho đến nay, sau hơn 80 năm phát triển, đã có tới trên 500 triệu chiếc Zippo được sản xuất, chúng có mặt trên 200 quốc gia và được ưa chuộng không chỉ bởi kiểu dáng đặc biệt mà còn bởi nổi tiếng là chiếc bật lửa “chống gió”, nghĩa là vẫn cháy tốt trong gió và có thể giữ lửa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, mỗi chiếc Zippo đều có chế độ bảo hành trọn đời. Công ty kiêu hãnh khẳng định trên webite của mình: “Trong gần 75 năm, không một ai mất một xu nào để sửa chữa chiếc bật lửa Zippo, bất chấp tuổi tác hay điều kiện sử dụng của nó”.

Zippo được sử dụng với một loại xăng riêng, tuy nhiên đó không phải là xăng máy bay như nhiều người lầm tưởng. Loại xăng của Zippo có khói không màu, mùi nhẹ, nhạy lửa, đồng thời có tác dụng bảo vệ các chi tiết và phụ kiện khác. Tất nhiên người sử dụng có thể thay thế loại xăng này bằng bất cứ loại nhiên liệu hóa lỏng nào, ví như trong thời chiến người ta thường sử dụng cồn, dầu diesel và dầu hỏa nhưng nó sẽ không đảm bảo tính “chống gió” vốn tạo nên tên tuổi cho loại bật lửa đặc biệt này.

Zippo được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ, nhất là trong thế chiến II. Thời kỳ này, người ta đã dừng sản xuất những sản phẩm bật lửa cho thị trường tiêu dùng và dành toàn bộ sức sản xuất cho quân đội Mỹ. Mặc dù giữa công ty Zippo và quân đội chưa bao giờ có một hợp đồng chính thức nhưng tất cả các cửa hàng quân nhu đều bán chiếc bật lửa hữu dụng này.

zippo

Kết thúc thế chiến II, Zippo được dùng nhiều trong việc quảng cáo cho các công ty lớn nhỏ suốt thập niên 60. Sau đó, dòng sản phẩm này tiếp tục được sản xuất rộng rãi và thay đổi theo sự phát triển của công nghệ với hàng nghìn kiểu dáng và thiết kế, tuy nhiên, điều đặc biệt là kết cấu của chiếc bật lửa vẫn không hề thay đổi.

bat lua zippo

Hình ảnh: Chiếc bật lửa Zippo được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1933 bởi công ty Zippo Manufacturing. Kiểu dáng của loại bật lửa này chịu nhiều ảnh hưởng từ một loại bật lửa của Áo và cái tên Zippo bắt nguồn từ “zipper” - khóa kéo. Ban đầu, những chiếc Zippo được làm bằng đồng thau nhưng sau đó do nguyên liệu khan hiếm nên người ta chủ yếu sử dụng thép để thay thế, về sau vàng khối, bạc khối, đồng khối…cũng được đưa vào sử dụng. Cho đến nay, sau hơn 80 năm phát triển, đã có tới trên 500 triệu chiếc Zippo được sản xuất, chúng có mặt trên 200 quốc gia và được ưa chuộng không chỉ bởi kiểu dáng đặc biệt mà còn bởi nổi tiếng là chiếc bật lửa “chống gió”, nghĩa là vẫn cháy tốt trong gió và có thể giữ lửa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, mỗi chiếc Zippo đều có chế độ bảo hành trọn đời. Công ty kiêu hãnh khẳng định trên webite của mình: “Trong gần 75 năm, không một ai mất một xu nào để sửa chữa chiếc bật lửa Zippo, bất chấp tuổi tác hay điều kiện sử dụng của nó”. Zippo được sử dụng với một loại xăng riêng, tuy nhiên đó không phải là xăng máy bay như nhiều người lầm tưởng. Loại xăng của Zippo có khói không màu, mùi nhẹ, nhạy lửa, đồng thời có tác dụng bảo vệ các chi tiết và phụ kiện khác. Tất nhiên người sử dụng có thể thay thế loại xăng này bằng bất cứ loại nhiên liệu hóa lỏng nào, ví như trong thời chiến người ta thường sử dụng cồn, dầu diesel và dầu hỏa nhưng nó sẽ không đảm bảo tính “chống gió” vốn tạo nên tên tuổi cho loại bật lửa đặc biệt này. Zippo được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ, nhất là trong thế chiến II. Thời kỳ này, người ta đã dừng sản xuất những sản phẩm bật lửa cho thị trường tiêu dùng và dành toàn bộ sức sản xuất cho quân đội Mỹ. Mặc dù giữa công ty Zippo và quân đội chưa bao giờ có một hợp đồng chính thức nhưng tất cả các cửa hàng quân nhu đều bán chiếc bật lửa hữu dụng này. Kết thúc thế chiến II, Zippo được dùng nhiều trong việc quảng cáo cho các công ty lớn nhỏ suốt thập niên 60. Sau đó, dòng sản phẩm này tiếp tục được sản xuất rộng rãi và thay đổi theo sự phát triển của công nghệ với hàng nghìn kiểu dáng và thiết kế, tuy nhiên, điều đặc biệt là kết cấu của chiếc bật lửa vẫn không hề thay đổi.

Xe đạp Phượng Hoàng - sự trở lại của 1 huyền thoại

Xe đạp Phượng Hoàng

Sự trở lại của 1 huyền thoại

xe dap phuong hoang

Từng đình đám trong thời kỳ bao cấp với một thương hiệu Hạng sang - Xe đạp Phượng Hoàng được xem là một món tài sản vô cùng giá trị đối với các gia đình có điều kiện. Chắt bóp và dành dụm để mua một chiếc xe đạp về trong nhà, thật nở mày nở mặt với bà con hàng xóm. Gọi là mua về sử dụng nhưng chỉ có người lớn và hơn nữa là nó chỉ được sử dụng trong những việc đi lại trọng đại (ví dụ cưới vợ chẳng hạn hoặc lên tỉnh chơi).

xe dap phuong hoang

Bị quên lãng dần không phải vì chất lượng mà vì thị trường kinh tế mở, xe đạp Nhật phi vào Việt nam bởi độ tiện dụng, nhẹ nhàng và "duyên dáng" hơn nên xe đạp Phượng Hoàng không còn được sử dụng nhiều nữa. Cũng có thể là do anh em Việt mình gét thằng "Tàu".

Nay huyền thoại xe này trở lại, cũng là vì thú vui của các anh em có điều kiện, vừa để đi chơi, vừa để sưu tầm, vừa để là thỏa mãn cái Hoài niềm cũ. Nhớ lai một thời bao cấp khó khăn với những chiếc mũ cối, xe đạp Phượng Hoàng và dép cao su.

Phố nhà Binh giới thiệu xe đạp Phượng Hoàng
- Giá xe: 3,950,000 VNĐ về Hà Nội
(Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển)

Hotline: 097 660 8800

xe dap lang man

xe dap

xe dap tau

xe dap co

xe phuong hoang

xe dap phuong hoang

xe dap phuong hoang

xe dap phuong hoang

xe dap phuong hoang

Xe chỉ được đặt về theo yêu cầu của anh em, vì thế anh em hoàn toàn an tâm về chất lượng và mẫu mã như hình ảnh, anh em có thể check xe tại Phố Nhà Binh, chủ Phố luôn giữ lại 1 chiếc để đi lại. Rất tiện lợi trên đường phố Hà Nội.

Anh em nào mê thì đặt trước cho được nhận xe sớm nhé, chúc anh em thỏa mãn niềm vui, nhớ ghé thăm Phố Nhà Binh Cafe để làm điếu Xì Gà và mua sắm đồ lính Mỹ nhé !

Honda CD Benly 125 phong cách nhà binh tại Pleiku

Tình yêu với sự uy lực và mạnh mẽ của quân đội được chàng trai tại Pleiku chuyển hóa vào chiếc CD Benly 125 đầy cảm hứng.

Nguyễn Đắc Khoa, hiện đang kinh doanh tại Pleiku có niềm đam mê với xế cổ nên đã sưu tập và độ chế nhiều xe. Trong đó chiếc xe yêu thích nhất của anh chàng là "Hoàng tử đen" CD Benly 125. Bên cạnh xe cộ, Khoa cũng "phải lòng" với sự mạnh mẽ, uy lực của quân đội, do đó chiếc xế độ phong cách nhà binh ra đời.

cd benly 125

Honda CD Benly 125 phong cách nhà binh.

Xe được giữ nguyên phần khung sường và động cơ, còn lại được độ và sưu tầm từ những phụ tùng và linh kiện của những xe quân sự xưa. Đèn pha chống đạn từ xe thiết giáp, Jeep, yên xe sidercar Ural, bình xăng Dnepr, tay lái của mẫu xe Jawa. Bên cạnh đó, pô xe làm từ ống đạn DKZ cho tiếng nổ giòn giã, hai thùng thông tin quân đội ở bên hông cùng nhiều vật dụng nhỏ sưu tập khác .

Honda CD Benly 125 sử dụng động cơ 4 thì 2 xi-lanh dung tích 125 phân khối. Dù là xế đã "có tuổi" nhưng CD125T lại có ưu điểm không hay hỏng hóc vặt, sẵn sàng chinh phục mọi cung đường.

Để có được chiếc xe như ý muốn, Khoa đã tốn khá nhiều thời gian, ròng rã cả năm mới sưu tầm đủ các món đồ. Với mẫu xế độ lạ mắt của mình, nhiều lần anh chàng kinh doanh tại Pleiku bị cảnh sát giao thông gọi vào, nhưng chỉ để hỏi han về chiếc xe mà không có xử phạt. Khoa cho rằng đây là niềm vui của những người mê xe độ, và hy vọng trong tương lai những xe độ được cấp phép lưu thông.

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

cd benly 125

Khởi tranh giải đua xe địa hình tại Dambri - Lâm Đồng

Giải đua ôtô địa hình Dambri Challenge 2014 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 22 đến 26/2 tại khu du lịch Dambri, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 30 đội đua đến từ các vùng miền trên cả nước sẽ trổ tài off-road trong 3 ngày chạy xe xuyên 110km đường rừng.

xe dia hinh

So với giải Saigon Adventure Trophy năm 2012, cũng tổ chức tại KDL Dambri, cuộc thi Dambri Challenge được tiến hành thi đấu dài ngày hơn, số lượng đội dự thi nhiều hơn.

Ông Phạm Diên, Phó chủ tịch CLB ôtô địa hình Hà Nội, thành viên ban trọng tài giải kỳ này, nhận định: “So với một số cuộc thi ôtô địa hình khác có tính chất trải nghiệm là chính, Dambri Challenge kỳ này nổi bật và khó khăn hơn với tính chất đối kháng quyết liệt. Cũng chính vì vậy, BTC đặt ra tiêu chuẩn cao hơn theo hướng chuyên nghiệp hơn về cả kỹ năng của VĐV và chất lượng xe thi đấu. Xe thi đấu là loại 2 cầu được sản xuất chính hãng, có thể cải tiến động cơ, hệ thống truyền động, dàn phuộc nhún, cấu trúc khung xe. Riêng các loại xe tự chế không được tham gia. Cách tính điểm cũng bổ sung những quy định khó hơn”.

giai dua xe dia hinh

Về cơ bản, lộ trình thi đấu là sự kết hợp giữa đường đất, đường rừng huyện Di Linh, các dốc cao và chạy qua suối. Đại diện BTC cho biết “chi tiết lộ trình bài thi cụ thể như thế nào thì đến sát thời điểm thi đấu mới công bố. Bên cạnh đó, vào trưa ngày 22/2 ban trọng tài sẽ kiểm tra xe về điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị an toàn… để công nhận đủ tiêu chuẩn thi đấu theo quy định”.

dua xe dia hinh

Với tính chất khắc nghiệt của cuộc thi, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng lái xe và các hiểu biết khác để tồn tại trong thiên nhiên hoang dã, BTC cảnh báo các VĐV các vận động viên phải có mặt đúng giờ để cập nhật thông tin quan trọng. Ngoài ra, mọi người cần đem theo xe các vật dụng và thực phẩm phục vụ cho ít nhất 3 ngày sống trong rừng. Đối với chặng thi đấu khó nhất trong giải đấu, đó là quãng 110km xuyên qua địa hình rừng núi thiên nhiên khắc nghiệt hiểm trở, các VĐV được quyền phối hợp theo nhóm tối đa 5 xe/nhóm để thuận tiện hỗ trợ nhau khi gặp sự cố.

xe dia hinh

xe dia hinh

xe offroad

Sơ đồ cung đường thi đấu thử thách nhất (Theo Sử Tuấn)

Những mẫu xe bán tải tại thị trường Việt Nam

Tính đa dụng, thiết kế hiện đại, sang trọng và đặc biệt nhận được sự ưu đãi từ thuế trước bạ chỉ 2% đã làm cho những chiếc bán tải ngày càng xuất hiện nhiều trên đường

Với sự xuất hiện của hai mẫu xe bán tải mới Isuzu D-Max 2013 và Chevrolet Colorado LTZ trong thời gian gần đây đã làm cho cuộc chiến ở phân khúc này càng sôi động và nóng hơn bao giờ hết.

Cùng điểm qua những mẫu xe bán tải trên thị trường Việt Nam

1. Toyota Hilux

Trang bị 2 phiên bản động cơ và hệ dẫn động khác nhau, Toyota Hilux có giá từ 723 và 766 triệu đồng

Toyota Hilux

Là một trong những mẫu bán tải gia nhập thị trường VN sớm nhất, ngoài vẻ thiết kế mới hiện đại, cứng cáp và khả năng giữ giá tốt, phụ tùng dễ thay và sửa chữa được lòng người tiêu dùng Việt Nam thì Hilux có rất nhiều điểm trừ như sức mạnh thấp đáng kể so với các đối thủ và trang thiết vị nghèo nàn

Xe có kích thước 5.260 mm dài, 1.835 mm rộng và 1.860 mm cao, với 2 tùy chọn động cơ

Hilux 3.0G trang bị động cơ diesel turbo 3.0L cho công suất 161Hp tại 3.400 vòng/phút và mô-men xoắn 343Nm tại 1.400 - 3.200 vòng/phút xe trang bị hộp số sàn 5 cấp cùng hệ dẫn động 2 cầu bán thời gian

Hilux 2.5E trang bị động cơ Diesel Turbo 2.5L cho công suất 101Hp tại 3.600 vòng/phút 200Nm tại 1.400 - 3.200 vòng/phút xe trang bị hộp số sàn 5 cấp và hệ dẫn động cầu sau

2. Ford Ranger

Ford Ranger với 5 phiên bản tùy chọn có giá từ 605 triệu đến 766 triệu đồng

ford ranger

Tại thị trường Việt Nam, những chiếc Ford Ranger đầu tiên xuất hiện vào năm 1998. Từ đó đến nay, Ranger đã trải qua ba thế hệ khác nhau. Phiên bản 2012 với ngoại hình trẻ trung mạnh mẽ cùng động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Ford đã hào phóng khi trang bị một loạt các tiện ích và công nghệ hiện đại lên mẫu xe bán tải của mình. Ngoài ra việc đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao dành cho một mẫu xe bán tải thì đó là một lợi thế lớn của Ranger 2012

Tất cả các phiên bản của Ford Ranger đều được trang bị động cơ Turbo Diesel 2.2L cho công suất 148hp tại 3.700 vòng/phút và mô men xoắn 375Nm tại 1.500 – 2.500 vòng/phút

Với xe có kích thước Dài Rộng x Cao tương ứng 5.274x1.850x1.815 cùng hệ dẫn động cầu sau và 2 tùy chọn hộp số sang và số tự động Ford Ranger chỉ dừng ở mức giá 605 triệu đồng

Tuy nhiên để có một mẫu xe off-road thực thụ trang bị hai cầu chủ động cùng kích thước nhỉnh hơn 5.351 chiều dài và 1.821 chiều cao thì khách hàng phải bỏ ra số tiền lên đến 766 triệu đồng

3. Mitsubishi Triton

Với 4 phiên bản khác nhau Mitsubishi Triton có giá từ 526 đến 677 triệu đồng

Mitsubishi Triton

Gã “trai tân” theo cách gọi quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam sở hữu kiếu dáng nhỏ gọn và bắt mắt. từ khi ra mắt đến nay mẫu xe đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ nhiều người. Xe được trang bị khá đầy đủ các công nghệ an toàn và các tiện ích không thua kém gì dòng xe du lịch

2 tùy chọn động cơ gồm động cơ xăng 2.4L cho công suất 136hp tại 5.250 vòng/phút mô men xoắn 207Nm tại 4.000 vòng/phút và động cơ Diesel Turbo 2.5L cho công suất 136hp tại 3.500 vòng/phút mô men xoắn 314Nm tại 2.000 vòng/phút.

4. Mazda BT-50

Mazda BT-50 tại Việt Nam với 2 phiên bản động cơ 2.2L vả 3.2L có giá tương ứng 680 và 780 triệu đồng.

Mazda BT-50

Xuất hiện vào khoảng cuối năm 2010 tương đối muộn tại Việt Nam và không có nhiều nổi trội so với các mẫu xe trong phân khúc nên không khó kiểu khi BT-50 chưa tìm được chổ đứng của mình

Được phát triển dựa trên người anh em Ford Ranger nhưng với thiết kế riêng của mình Mazda đã biến một khối hộp thô kệch trở thành một cỗ máy bốn bánh với bộ cánh mềm mại hấp dẫn nhưng không kém phần mạnh mẽ và hung dữ. Mazda BT-50 trang bị cho mình 2 tùy chọn động cơ diesel Turbo

Phiên bản sử dụng động cơ dung tích 2.2L cho công suất 148Hp tại 3.700 vòng/phút, mô men xoắn 375Nm tại 1.500 – 2.500 vòng/phút kết hợp cùng hộp số sàn 6 cấp và hệ dẫn động 2 cầu chủ động

Phiên bản động cơ 3.2L cho công suất 197Hp tại 3.000 vòng/phút momen xoắn 470Nm tại 1.750 – 2.500 vòng/phút cùng hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 2 cầu chủ động

5. Nissan Navara

Navara tại Việt Nam được trang bị động cơ dầu tăng áp 2.5L với hai tùy chọn hộp số sàn và số tự động được áp dụng chung giá bán 686 triệu đồng

Nissan Navara

Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu bán tải với ngoại hình hầm hố và góc cạnh thì Navara là lựa chọn khó có thể bỏ qua. Tương tự như BT50, Navara ra mắt người tiêu dùng Việt Nam khá muộn nên lượng khách hàng tìm đến với Navara có phần khiêm tốn.

Nissan Navara sử dụng động cơ diesel turbo 2,5 lít cho công suất tối đa 174 mã lực tại 4.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại là 403 Nm tại 2.000 vòng/phút, đi kèm hộp số sàn 6 cấp hay hộp số tự động 5 cấp là hệ dẫn động 2 cầu chủ động

6. Isuzu D-max

Doanh số năm 2012: 279 xe

Isuzu D-max

Mẫu xe D-Max hoàn toàn mới được phân phối ở Vn với 6 phiên bản có mức giá từ 582 đến 723 triệu đồng, chưa gồm thuế VAT.

Mẫu bán tải nổi tiếng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu đã ra mắt Phiên bản hoàn toàn mới của giữa tháng 3 này. Với thiết kế mới hiện đại, thể thao cùng động cơ tiết kiệm nhiên liệu xe trang bị động cơ diesel turbo 3.0L công suất cực đại 136 mã lực tại 3.400v/ph và mô-men xoắn cực đại 294Nm tại dải vòng tua 1.400-3.000v/ph. Tuỳ theo các phiên bản, động cơ này được kết hợp với hộp số tự động 5 cấp hoặc số sàn 5 cấp, hệ dẫn động 1 cầu (4x2) hoặc 2 cầu (4x4). Isuzu công bố động cơ này có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 7 lít/100km (có thể thay đổi tuỳ vào kỹ thuật và địa hình vận hành cụ thể). Các hệ thống an toàn tích cực như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống hỗ trợ phanh (BA), hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống kiểm soát điện tử và dàn âm thanh 8 loa.

7. Chevrolet Colorado

Giá bán: 719 triệu đồng

Chevrolet Colorado

Đây là mẫu xe bán tải trẻ nhất gia nhập phân khúc phân khúc đang quá nhiều cạnh tranh này. Kiểu dáng mạnh mẽ hiện đại các công nghệ và tiên ích xuất hiện khá nhiều trên xe đủ sức thỏa mãn những yêu cầu cảu bạn. GM Việt Nam chỉ giới thiệu phiên bản LTZ sử dụng động cơ diesel tăng áp dung tích 2.8L, công suất 178 mã lực tại 3.800 vòng/phút và mô men xoắn 440 Nm tại 3.200 vòng/phút. Xe trang bị hộp số sàn 5 cấp cùngheej dẫn động 2 cầu chủ động. GM cho biết, loại động cơ này giảm được 13% khí thải CO2 với các loại động cơ diesel khác, và mức tiêu thụ nhiên liệu 8,5 lít/100 km.

Cựu binh Mỹ trả lại mũ cối

Cách đây 46 năm, một binh sĩ Mỹ nhặt được chiếc mũ cối trên chiến trường miền nam Việt Nam và lưu giữ nó từng ấy năm. Chiếc mũ vừa được trao lại cho gia đình của một liệt sĩ ở Phú Thọ.

mu coi

Các cựu binh Mỹ trao trả lại chiếc mũ cối cho gia đình liệt sĩ Hưng. Ảnh: AP

Hãng tin AP cho biết, 4 cựu binh người Mỹ hôm qua trao trả chiếc mũ cối cho gia đình ông Bùi Đức Hưng trong một buổi lễ tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

"Đây là khoảnh khắc rất thiêng liêng đối với gia đình chúng tôi", Bùi Đức Dục, người cháu 52 tuổi của liệt sĩ Hưng nói. Ông Dục bật khóc khi chiếc mũ được đặt lên bàn thờ. 

Ngoài các cựu binh Mỹ, buổi lễ còn có sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương và khoảng 100 người dân.

"Chúng tôi coi chiếc mũ là một phần của liệt sĩ Hưng và sẽ coi đó là lời nhắc nhở tới các thế hệ tương lai trong gia đình", ông Dục nói.

mu coi

Chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu được John Wast tìm thấy. Ảnh: AP

Năm 1968, một lính Mỹ trẻ tuổi tên là John Wast tìm thấy chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu trong một lần đi trinh sát tại một chiến trường ở miền Trung của Việt Nam. Wast buộc chiếc mũ vào ba lô của mình và mang về nhà như một kỷ vật chiến tranh. Khi giải ngũ trở về Mỹ, ông mang theo chiếc mũ và đặt nó lên một chiếc kệ trong nhà suốt gần nửa thế kỷ qua.

Một tổ chức từ thiện có tên gọi Development of Vietnam Endeavor Fund (Quỹ Nỗ lực Phát triển Việt Nam) gần đây tới gặp và hỏi Wast liệu ông có muốn trả chiếc mũ trở về với gia đình người lính từng đội nó không. Cựu binh Mỹ đồng ý. Tổ chức này sau đó tìm được gia đình ông Hưng, người hy sinh trong chiến tranh và hài cốt vẫn chưa được tìm thấy.

Wast, nay đã 67 tuổi, đang sống tại bang Ohio, không tham gia buổi lễ trao lại mũ, nhưng ông gửi một bức thư. Wast nói rằng liệt sĩ Hưng đã chiến đấu "bằng sự khôn khéo và can đảm".

"Đã tới lúc để tôi trả lại chiếc mũ cho những người biết và quan tâm tới Bùi Đức Hưng", Wast nói. "Tôi làm việc này với ý nghĩ rằng tình yêu và hòa bình sẽ tìm đến với tất cả mọi người".

Nguyễn Tâm

Bí ẩn trận Hoàng Sa

Phi lộ của SGG: Đây là một nội dung được công bố từ cách đây hơn bốn năm - là bài viết trên một trang mạng hải ngoại - mà SGG có dẫn link gốc. Có thể sẽ có một số bằng hữu sẽ "khó chịu" với vài câu từ... Nhưng tuân thủ nguyên tắc "lưu ghi data", SGG xin giữ nguyên bản. Cũng theo link gốc, hình ảnh của bài viết đã không còn đầy đủ - SGG đã cố gắng bổ sung (và có thêm một vài ảnh liên quan vào phần cuối)

Đưa dẫn tư liệu này, SGG chỉ nhằm đề cao ý thức chủ quyền cương vực đất nước trên tinh thần "tự thân trong mỗi cá nhân chúng ta cũng như toàn thể dân tộc Việt"... những gì đã qua, hẳn sẽ làm ta rút được nhiều điều, nếu không muốn gọi là... "kinh nghiệm xương máu và nước mắt"

Vâng! Tinh thần "VỆ QUỐC VONG THÂN" đời đời bất diệt. 
(thật tâm đắc và cảm ơn với cụm từ được gợi ý từ một người anh)

Bí ẩn trận Hoàng Sa
(qua lời kể của một "tù binh HS1974")

Pham van hong

Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bứctranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông lúc trao trả tù binh- ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER - Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trân Hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).

tu binh hoang sa

Thiếu tá Phạm Văn Hồng (bìa trái) gặp lại anh em trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH hôm 13-12-2009 tạiParacel Seafood Restaurant - ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường

Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. 

Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo. 

Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.

Biển Đông dậy sóng

Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hả iQuân VNCH thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .

Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.

Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. 

Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cellphone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!

Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. 

Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng. 

Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.

Mưu mô của Trung Cộng

Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. VNCH mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo,chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.

Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt

Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.

trao tra tu binh

Tất cả nhóm tù binh do Trung Cộng trao trả, đã về tâp trung tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Cuộc đời tù binh

Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!

Di chuyển qua Trung Quốc

Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân,1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người.

Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lênngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.

Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ.Trung úy Nguyễn Văn Dũng.

Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.

Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ

Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.

Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.

Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. 

Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. 

Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.

Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng

Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.

my va trung cong

Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh gặp lại Thiếu tá Phạm Văn Hồng - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.

Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa

Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đà lạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!

Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.

Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: "Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?" Cố vấn Mỹ đã "hố" khi trả lời tôi: "Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?", moa mới nói trớ đi: "Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”

Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!

hoang sa

Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh

Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trungthực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. 

Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!

Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.

Trao trả tù binh

Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.

Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.

tu binh hoang sa

Giây phút cảm động gặp lại vợ con - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.

Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. 

Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.

Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.

thoi chinh chien

Choàng vòng hoa sau ngày trở về - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp

Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.

Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.

Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.

Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số...ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.

Viễn Đông: Khi được về với gia đình,Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.

Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung–Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.

Thanh Phong/Viễn Đông

MỘT VÀI ẢNH TƯ LIỆU, từ SGG-collection - và vài lời của "con trẻ":

Khoảng hai năm gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc, đã rỉ rả dần những cái gọi là... "câu chuyện tây Sa" - tức là từ Hoàng Sa của ta... Nhìn chung, phần lớn, là chỉ muốn tích hợp vô cụm từ "Tự vệ Phản kích..." - ý đồ dường như rõ ràng là muốn "gom bi thời gian dài nhất quan" link với sự kiện 16 năm sau đó ở Trường Sa chăng?

Thú thật, với tư cách, đã dành nhiều thời gian lần theo sự kiện - SaigonGuider có phần... "thất vọng" với một số đổi thay nội dung của các vị "chứng nhân" tầm tuổi chú bác ở hải ngoại. Nhất là, đã có những "tranh cãi" gay cấn về "câu chuyện đời mình"...

vietnam war

Ảnh 1: Được thuyết minh "truy bắt và giải thích chính sách tù binh của Chí nguyện quân với binh sĩ HQ VNCH" 
(SGG: phải Bác Hồng hông ta? :D )

chien tranh viet nam

Ảnh 2: Được thuyết minh "ưu đãi và phát chẩn cho các tù binh HQ VNCH"
(SGG: món thịt heo hộp hay thịt heo sống? :p )

vietnam chien tranh

Ảnh 3: Được thuyết minh "8g20' sáng 20.01 - tấn kích và thu hồi đảo 
(SGG: hay là đang chở tù binh ra tàu? :3 )

vietnam war

Ảnh 4: Có phải vì chính những tấm ảnh "J-6 bay trên bầu trời cụm Nguyệt Thiềm" này mà đã có "chứng nhân" kể rằng "có cả... không yễm" trong ngày 19.01.1974 và sau đó?

SGG: thật sự, khi mà ở phía tây nam đảo Hải Nam khi ấy, sân bay Tam Á còn chỉ là một bãi trực thăng dã chiến - bởi, nếu "mạnh hơn" thì làm sao Hạm đội 7... ra vào Vịnh Bắc Bộ như chỗ không người được nhễy - thì với cự ly từ sân bay Hải Khấu xuống cụm Nguyệt Thiềm, J-7 Chengdu/tương đương MIG-21 thì... xin quên đi! - còn J-6 Shenyan/tương đương với MIG-19, như trong hình - tải trọng 250kg vũ khí phải bỏ đi để gắn thùng dầu phụ... thì xin thưa, với 3 khẩu 30mm, 200 viên đạn... thì... Dám chơi hông? Ấy là chưa nói, như Bác Nguyễn Thành Trung đã có nói... trình độ bay biển của các bạn ấy...
Túm lại, việc liên tục nhận được cung cấp "thông tin tình báo tình hình địch" từ phía Mỹ - cho thấy... BCH Hải chiến hoàn toàn... không có chút "thông tin địch tình" đúng chút nào! Thật đáng tiếc... 

Cuối cùng:
Nói thật, "cháu Tuấn" của "các chú bác" - là hậu bối - vẫn "chưa thấy" những chi tiết như "không thấy rõ lai lịch, cờ hiệu, số tàu đối phương" (rõ là trong bài, Bác Hồng có nêu dữ kiện thời tiết của những ngày ấy). Đồng thời, có một chi tiết nữa là "chần chừ đến 6 tiếng đồng hồ mới quyết định KHAI HỎA" - là tại sao? Là tại sao, khi tất cả dữ kiện tấn kích mục tiêu đều đã lên khung ngay từ chiều sẩm tối ngày 18.01 - ngay chiều này của 40 năm trước - mà không BẮN, phải đợi đến... sáng mai?

Và vì lý do gì? Bác Cựu chủ tịch Tổng hội Hàng hải Hải ngoại (trước năm 2004) - là người rất thân thiết với Đô Đốc đô đốc E.Zumwalt, tư lệnh Hạm đội 7 thời ấy - lại im hơi lặng tiếng gần 10 năm nay?

Theo ViendongDaily

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

ANH EM LỰA CHỌN SẢN PHẨM THEO TỪNG CHUYÊN MỤC

Quân phục US

Mũ 6 múi, nón kết, vành rộng US

Áo Jacket M65

Giày Lính Boot quân đội

Xe Đạp Retro cổ điển

Thời trang Jeep cao cấp

 

Thông tin chi tiết

Cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ thông tin, đây là phiên bản thử nghiệm, các bạn có đóng góp chia sẻ về nội dung, hình ảnh và sản phẩm muốn hợp tác vui lòng liên hệ qua email thoitrangquandoi.com@gmail.com
Copyright 2006 Thời trang quân đội . All rights reserved.
Link conect Đá phong thủy | Trầm hương | Xì gà | nuoc hoa chinh hang | Xì Gà Cuba